Braskem Brazil cân nhắc sản xuất nhựa 100% từ thực vật tại Nhật Bản

Công ty hóa chất Brazil Braskem đang xem xét kế hoạch sản xuất nhựa thực vật quy mô lớn đầu tiên ở Nhật Bản, một động thái có thể giúp cắt giảm một trong những nguồn phát thải carbon dioxide lớn nhất của đất nước.
Dự án sẽ sản xuất polyetylen - được sử dụng trong đồ dùng và túi sử dụng một lần - hoàn toàn từ nguyên liệu thực vật. Nhà máy này có thể sản xuất khoảng 200.000 tấn mỗi năm - tương đương với khoảng 10% sản lượng polyetylen gốc dầu hàng năm của Nhật Bản. Quá trình sản xuất sẽ bắt đầu vào đầu năm 2026.
Braskem, công ty xuất khẩu nhựa làm từ thực vật sang Nhật Bản, dự đoán nhu cầu sẽ tăng mạnh hơn ở một quốc gia sử dụng nhiều đồ nhựa dùng một lần. Braskem đang cân nhắc việc liên doanh với các đối tác Nhật Bản để phát triển dự án này vào đầu năm 2023. Nhà máy này sẽ biến ethanol chiết xuất từ mía được nhập khẩu ở Brazil và các nơi khác thành ethylene để tạo ra polyetylen.
Vào năm 2010, công ty đã khai trương nhà máy đầu tiên trên thế giới sản xuất polyetylen hoàn toàn từ thực vật ở Brazil và đã công bố các nghiên cứu khả thi về một cơ sở được đề xuất dự kiến ở Thái Lan. Trong khi việc pha trộn nhựa làm từ thực vật và dầu mỏ ngày càng phổ biến, quy trình sản xuất của Braskem chỉ sử dụng nguyên liệu thực vật. Thực vật hấp thụ carbon dioxide khi chúng lớn lên, vì vậy điều này làm giảm tổng lượng khí thải CO2 trong chuỗi cung ứng. Braskem được xếp hạng trong số 20 công ty hóa chất hàng đầu thế giới tính theo doanh thu vào năm 2021, với giá trị khoảng 20 tỷ USD.
Nhà máy này sẽ biến ethanol chiết xuất từ mía nhập khẩu từ Brazil và các nơi khác thành ethylene để chế biến thành polyetylen. Nguồn Internet.
Ngành công nghiệp hóa chất của Nhật Bản chiếm khoảng 1/10 tổng lượng khí thải CO2 của ngành công nghiệp quốc gia, chỉ đứng sau thép. Vào năm 2019, chính phủ nước này đã đặt mục tiêu sử dụng khoảng 2 triệu tấn nhựa sinh học mỗi năm vào năm 2030 để giảm tác động đến môi trường của ngành.
Theo European Bioplastics, năng lực sản xuất nhựa từ thực vật toàn cầu đã tăng 16% lên 2,41 triệu tấn vào năm 2021 – vẫn chưa đến 1% tổng sản lượng nhựa. Tại Nhật Bản, viện nghiên cứu Yano dự kiến các lô hàng nhựa từ thực vật sẽ tăng gần gấp đôi so với mức năm 2019 lên 92.580 tấn vào năm 2022. Mặc dù nhu cầu về nhựa từ dầu mỏ - chất thay thế thân thiện với môi trường hơn, đang tăng lên nhưng chi phí cao đã cản trở việc sử dụng nhựa sinh học rộng rãi hơn. Trong năm nay, các công ty lớn bao gồm Sony, McDonald's Nhật Bản và chuỗi cửa hàng tiện lợi FamilyMart đã công bố các sáng kiến nhằm cắt giảm việc sử dụng bao bì và đồ dùng bằng nhựa.
Theo Nikkei Asia
Bài viết nổi bật
Nhựa

Bang Maharashtra của Ấn Độ sửa đổi lệnh cấm nhựa sử dụng một lần
Bang Maharashtra đã sửa đổi lệnh cấm nhựa sử dụng một lần được ban hành năm 2018. Sửa đổi này được cho là để phù hợp với luật liên bang mới về nhựa của chính phủ Ấn Độ nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà sản xuất, chuỗi cung ứng và người sử dụng có liên quan tới nhựa trong kinh doanh, thương mại và tiêu dùng.

Australia cam kết tái chế 100% nhựa vào năm 2040
Bộ trưởng môi trường Úc, Tanya Plibersek đưa ra cam kết tái chế hoặc tái sử dụng 100% chất thải nhựa đồng thời việc ô nhiễm nhựa sẽ chấm dứt vào năm 2040.

Xơ dừa và bã cà phê được dùng để sản xuất nhựa thân thiện với môi trường
Bạn sẽ nghĩ gì nếu uống cà phê từ một chiếc cốc làm từ bã cà phê? Sử dụng lược làm từ xơ dừa hay trồng một bông hoa xinh xắn trong thùng làm từ trấu?
.jpg)
CO2 được sử dụng để chế tạo nhựa sinh học
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát triển một cơ chế biến CO2 thành nhựa sinh học, có thể thay thế cho nhựa không phân hủy sinh học.

Giá naphtha châu Á giảm gần 50% trong 6 tháng
Giá naphtha đã giảm gần một nửa ở châu Á, kể từ tháng 3 năm nay trong bối cảnh chi phí dầu thô giảm và kinh tế Trung Quốc suy thoái.

Sản xuất nhựa phân hủy sinh học PGA ở Trung Quốc
Vào ngày 20 tháng 9, nhật báo Khoa học và Công nghệ hàng ngày đã báo cáo rằng một doanh nghiệp hóa học Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất polyglycolide (PGA), một hợp chất hóa học phân hủy sinh học với lượng khí thải CO2 giảm khoảng 65%.

Ở Bắc Thái Bình Dương, Nhật Bản là quốc gia có nhiều rác nhựa nhất
Hơn 3/4 tổng số rác nhựa ở Thái Bình Dương, bao gồm cả lưới và dây nổi, được cho là do đánh bắt cá, theo kết quả một cuộc nghiên cứu về các mảnh vụn đại dương.
