CFO Halana: “Vay thành công là minh chứng nội lực của Startup”

Từng giữ chức vụ CFO cho nền tảng Thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu hiện nay - Lazada, Cựu Giám đốc tài chính Be Group và hiện là CFO của Nền tảng TMĐT B2B Halana - anh Lê Thanh Bình đã có buổi trò chuyện cởi mở với We Today về bức tranh thị trường startup ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ của một chuyên gia tài chính. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Anh đánh giá như thế nào về thị trường đầu tư startup Việt Nam thời điểm này?
Thị trường đầu tư startup VN trước đại dịch khá sôi động và bùng nổ. Nhiều startup ở Việt Nam nhanh chóng nhận được nguồn vốn đầu tư để mở rộng quy mô. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 xảy đến khiến thị trường tạm lắng. Cuộc khủng hoảng này là một cú hích, thiết lập và định hình lại thị trường một cách mạnh mẽ. Khẩu vị của nhà đầu tư cũng thay đổi, chuyển dịch từ những startup liên quan đến tiền số (Crypto), game, chuỗi khối (Blockchain)... sang khu vực của những startup “truyền thống” hơn như câu chuyện chuỗi cung ứng, sản xuất, tiêu dùng. Đó là những vấn đề có tính căn bản, giá trị, cốt lõi và cần giải pháp của thị trường. Vẫn là câu chuyện dùng công nghệ để giải quyết các vấn đề tồn tại của thị trường, nhưng sự chú ý của nhà đầu tư sẽ quay trở lại với các startup mang lại giá trị thực sự cho thị trường, xã hội.
Anh Lê Thanh Bình - CFO Halana
Câu chuyện tài chính và công nghệ luôn gắn liền với các startup, anh đánh giá như thế nào về vai trò của hai yếu tố này đối với một startup?
Trước đây, khi nhắc đến startup người ta thường nghĩ đến những công nghệ đột phá, thay đổi hành vi người dùng và tạo thói quen sử dụng mới giúp giải quyết vấn đề nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đồng thời nghĩ đến việc dùng nguồn vốn đầu tư để mở rộng quy mô người dùng. Tuy nhiên, đằng sau một startup thành công không chỉ nhờ vào công nghệ, mà phần lớn còn nhờ vào kế hoạch tài chính bài bản và hiệu quả. Vì dù cho một công nghệ có tốt đến đâu, đội ngũ kỹ sư giỏi đến mấy, ngày cuối tháng vẫn cần đảm bảo thanh toán lương cho đội ngũ đầy đủ (Cười).
Một kế hoạch quản lý và hoạch định tài chính tốt giúp startup có thể hoạt động hiệu quả đến khi công nghệ hoàn thiện và mô hình được chấp nhận bởi thị trường, thậm chí thấy được những nguy cơ tiềm ẩn, tránh trường hợp “chưa tới chợ đã hết tiền”.
Anh có thể chia sẻ những quan điểm tài chính nào hiện đã thay đổi ở các startup hiện nay?
Hiện nay, sau đại dịch Covid-19, các startup có những cách tiếp cận vấn đề tài chính linh hoạt và hiệu quả hơn. Đơn cử như việc một nền tảng vừa gọi vốn thành công 60 triệu USD, cách tiếp cận ở đây có thể nói đơn giản là, thay vì bán lúa non, các startup có thể vay vốn từ các định chế tài chính thế giới. Việc này không những giúp startup có thêm vốn và thời gian để phát triển và hoàn thiện sản phẩm, mà còn hỗ trợ việc gọi vốn ở những vòng sau nhờ uy tín của định chế tài chính chấp nhận giải ngân cho startup. Tức là tăng thêm giá trị và độ tin cậy của startup đó khi nó đã được thẩm định bởi các định chế tài chính thế giới.
Hiện nay, startup có những cách tiếp cận vấn đề tài chính linh hoạt và hiệu quả
Anh đánh giá thế nào về thị trường mà Halana đang hướng đến?
Halana đang làm một cuộc cách mạng lớn trong ngành TMĐT B2B công nghiệp, như người ta hay nói là “bẻ gãy và nối lại thị trường”. Rất nhiều vấn đề tồn tại của thị trường cần Halana giải quyết như đứt gãy chuỗi cung ứng, nguồn gốc hàng hóa, thị trường phân mảnh, TMĐT trong mua bán giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, giao nhận, kho, thanh toán… Đây là những vấn đề khó và nan giải, Halana đã tiên phong trong việc giải quyết những vấn đề căn cơ của thị trường và nhận được sự tin tưởng, đầu tư của các quỹ đầu tư nước ngoài uy tín. Vấn đề đặt ra hiện nay cho Halana là tìm thấy giao điểm nơi khách hàng, công nghệ, công cụ tài chính gặp nhau để phát triển.
Cám ơn anh đã dành thời gian chia sẻ nhiều thông tin thú vị tới bạn đọc We Today!
Bài viết nổi bật
Startup

Công ty khởi nghiệp giao hàng nhanh Getir mua lại đối thủ Gorillas với giá 1,2 tỷ USD
Công ty giao hàng Thổ Nhĩ Kỳ Getir đã mua lại đối thủ Gorillas Technologies GmbH của Đức, đánh dấu sự hợp nhất giữa 2 công ty, hứa hẹn mang tới các dịch vụ đồ ăn và giao hàng tạp hóa nhanh chóng .

Gojek hợp tác với hãng taxi của Singapore để giảm bớt khủng hoảng tài xế
Dịch vụ đặt xe của Indonesia-Gojek đang hợp tác với nhà điều hành taxi lớn nhất Singapore ComfortDelGro, để giải quyết tình trạng thiếu tài xế đang diễn ra tại quốc gia công nghệ này.

Tencent cắt giảm cổ phần trong ứng dụng giao đồ ăn Meituan
Tencent Holdings ra một thông báo vào thứ Tư 16/11 rằng họ sẽ cắt giảm cổ phần của mình trong nền tảng giao đồ ăn Meituan. Lý do Tencent Holdings giải thích là do công ty có giá trị nhất của Trung Quốc đã báo cáo doanh thu quý thứ hai liên tiếp giảm.

Grab đóng cửa dịch vụ GrabKitchen ở Indonesia
Gã khổng lồ công nghệ Đông Nam Á Grab chuẩn bị đóng cửa hoạt động bếp ăn đám mây GrabKitchen của mình tại Indonesia, bắt đầu từ ngày 19 tháng 12 năm nay.

Công ty robot may mặc Trung Quốc huy động được 1,4 triệu USD
Công ty khởi nghiệp Sewingtech của Trung Quốc, công ty chuyên phát triển robot tự động hóa sản xuất hàng may mặc, đã huy động được hơn 10 triệu nhân dân tệ (1,39 triệu USD) trong vòng gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần.

Startup chuỗi cung ứng tiếp tục "cắn" đầu tư
Các startup khởi nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm từ giới đầu tư trong bối cảnh thị trường đầu tư đang tạm lắng vì những lo ngại bất ổn kinh tế.

GIC Singapore tài trợ 60 triệu USD cho nhà sản xuất xe điện Euler Ấn Độ
Nhà sản xuất xe điện Euler Motors của Ấn Độ cho biết họ đã huy động được 60 triệu đô la trong vòng tài trợ mới nhất, do công ty đầu tư GIC Singapore dẫn đầu, để củng cố chuỗi sản xuất và cung ứng của mình.

Line Man Wongnai trở thành kỳ lân mới nhất của ĐNA sau khi gọi thành công 265 triệu USD
Line Man Wongnai, một nền tảng thương mại điện tử về giao thức ăn, giao hàng tạp hóa, taxi, messenger, đánh giá nhà hàng và giải pháp nhà hàng tại Thái Lan, đã huy động được 265 triệu đô la Mỹ trong vòng đầu tư Series B do Tập đoàn GIC và LINE của Singapore dẫn đầu.
Nhân vật

Gặp gỡ người đàn ông kiểm soát tương lai của toàn bộ ngành công nghiệp Đức
Có rất nhiều người quan tâm đến cuộc khủng hoảng năng lượng đã biến Muller từ một nhà kỹ trị gần như vô danh thành một người nổi tiếng.

Founder và CEO KOTO: Cuộc đời thay đổi sau khi gặp 4 đứa trẻ lang thang
Việt kiều Úc Jimmy Phạm không hề hụt hẫng hay bất mãn khi biết những đứa trẻ lang thang có thể dùng tiền hỗ trợ để làm việc khác, ông nhận ra rằng việc cho chúng cần câu còn quan trọng hơn nhiều so với việc cho chúng con cá. Đó là nguồn cảm hứng để ông vượt qua những trở ngại và thành lập KOTO, từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Know One, Teach One", trở thành doanh nghiệp xã hội đầu tiên của Việt Nam.

Lời khuyên của thiên tài kinh doanh Inamori Kazuo
Inamori Kazuo nói phàn nàn và đổ lỗi cho cuộc sống sẽ không giúp ích được gì. Thay vào đó, chỉ cần tuân thủ ba KHÔNG để có một tương lai thành công và đầy hứa hẹn.

Lời khuyên đến sinh viên của "Vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn
Sinh viên nên xây dựng công ty của riêng mình để có được những kinh nghiệm quý giá, cho dù họ thành công hay thất bại, vì người tạo ra IPPG cũng khuyến khích họ làm như vậy.

CEO người Việt của RealTime Robotics Inc chia sẻ kinh nghiệm thành công ở thị trường Hoa Kỳ
Là Giám đốc điều hành của RealTime Robotics Inc (RtR), ông Lương Việt Quốc là người Việt Nam đầu tiên xuất khẩu máy bay không người lái sang Mỹ với giá cao ngất ngưởng. Ông là cá nhân đầu tiên được cấp giấy phép đầu tư vào Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh để thành lập cơ sở sản xuất máy bay không người lái tại Việt Nam. Ông Quốc đã trao đổi về kinh nghiệm "xương máu" khi không thu được kết quả lớn tại thị trường Mỹ với bạn đọc.

Ông trùm vi mạch Thâm Quyến: Trở thành triệu phú ở tuổi 60 nhờ khởi nghiệp
Mọi người nhanh chóng hình dung ra trung tâm điện tử Hoa Cường Bắc nổi tiếng trong khi nhắc đến Thâm Quyến. Hơn nữa, Huỳnh Chí Cường, một doanh nhân giàu có, phải được đưa vào lịch sử những người có tầm ảnh hưởng trong “thế giới điện tử” này.

InterLOG: Xu hướng E-Commerce là “cơ hội” phát triển bền vững với mô hình kinh doanh kho vận và phân phối Fulfillment
Cùng với sự phát triển của số hóa (Digitalization) và công nghệ (technology)...thị trường thương mại điện tử (E - Commerce) có sự bùng nổ mạnh mẽ, mở ra cơ hội lớn cho sự phát triển dịch vụ hậu cần của hoạt động logistics. Vì vậy, các chuyên gia trong lĩnh vực logistics, trong đó có InterLOG nhận định và xem E-Commerce là xu hướng dài hạn của thị trường logistics, đặc biệt là mảng kho thương mại điện tử - mô hình hoàn tất đơn hàng (“Fulfillment”/“Order fulfillment”) tại các sàn thương mại điện tử (TMĐT).
