Chuỗi cung ứng là gì? Vai trò của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp

Chuỗi cung ứng đóng một vai trò hết sức quan trọng đến sự thành công của doanh nghiệp hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu về chuỗi cung ứng và vai trò của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp để hiểu rõ tầm quan trọng đó nhé.
Chuỗi cung ứng là gì?
Chuỗi cung ứng (Supply chain) bao gồm toàn bộ hệ thống sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng bắt đầu từ giai đoạn tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên liệu cho đến giai đoạn vận chuyển sản phẩm, dịch vụ cuối cùng cho người tiêu dùng cuối.
Các bước chính trong một chuỗi cung ứng bao gồm:
- Lập kế hoạch quản lý quá trình sản xuất để đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể sản xuất đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Tìm nguồn cung ứng chất lượng và phù hợp để tạo ra các sản phẩm cuối cùng cho doanh nghiệp.
- Kiểm tra kỹ lưỡng bao bì sản phẩm để chuẩn bị cho quá trình giao hàng. Nếu chưa giao hàng thì doanh nghiệp sẽ thực hiện việc giữ hàng tồn kho cho đến khi sản phẩm được giao đi.
- Cung cấp và vận chuyển sản phẩm hoàn chỉnh cho nhà phân phối, nhà bán lẻ hoặc người tiêu dùng.
- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng đối với các mặt hàng được hoàn trả lại.
Chuỗi cung ứng bao gồm toàn bộ hệ thống sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Mục tiêu chính của chuỗi cung ứng chính là đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng. Để đáp ứng được điều đó, một chuỗi cung ứng cần phải liên kết, quản lý cả chuỗi quá trình liên quan đến nhà sản xuất, nhà cung cấp, các công ty vận tải, nhà bán lẻ, kho vận và các khách hàng của chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng là một chuỗi hoạt động lớn và cung ứng các nhu cầu cần thiết với một hệ thống vô cùng phức tạp. Vì thế không phải doanh nghiệp nào cũng có thể quản lý tốt hoạt động chuỗi cung ứng, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ đó có thể thấy được rằng việc quản lý chuỗi cung ứng đóng một vai trò rất quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý.
Quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng là một phần rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động như lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng (mua sắm hàng hoá; sản xuất hàng hoá; các hoạt động logistics). Hơn hết, quản lý chuỗi cung ứng cần đảm bảo việc phối hợp và hợp tác giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng như: nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà cung cấp dịch vụ logistics, và khách hàng.
Quản lý chuỗi cung ứng là một phần rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc quản lý chuỗi cung ứng rất phức tạp và cần có những kỹ năng và chuyên môn nhất định. Khi chuỗi cung ứng được thực hiện và quản lý một cách hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí chung và đồng thời tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần chú ý rằng nếu một hoạt động nào đó trong chuỗi cung ứng bị đứt gãy sẽ dẫn đến sự thất bại của các hoạt động còn lại trong chuỗi và phát sinh nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
Vai trò của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp
Chuỗi cung ứng tác động đến các hoạt động sản xuất và lợi ích của nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Như đã đề cập ở trên, chuỗi cung ứng cũng như việc quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng sẽ có tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tác động đến lợi ích của nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Quản lý chuỗi cung ứng chính là quản lý cung và cầu trong hệ thống của doanh nghiệp. Việc quản lý tốt chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được lợi thế cạnh tranh cho mình đồng thời có một chỗ đứng nhất định trên thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ dễ dàng mở rộng chiến lược kinh doanh của mình và có khả năng phát triển vững mạnh trong tương lai.
Bên cạnh đó, việc quản lý tốt chuỗi cung ứng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp chẳng hạn như:
- Giảm thiểu chi phí khi thực hiện chuỗi cung ứng.
- Tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
- Giảm được chi phí giá thành mỗi sản phẩm.
- Đảm bảo và làm giảm lượng hàng tồn kho.
- Dễ dàng dự báo lượng cầu sản phẩm và số lượng sản xuất của doanh nghiệp.
- Tăng nhu cầu của khách hàng, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng hơn.
- Duy trì và cải thiện vòng cung ứng của các đơn hàng.
Tạm kết
Có thể thấy, chuỗi cung ứng là một phần rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần lưu ý và nâng cao khả năng quản lý chuỗi cung ứng để có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng mở rộng và phát triển việc kinh doanh của mình trong tương lai.
Bài viết đã tóm lược lại những kiến thức cơ bản về chuỗi cung ứng cũng như vai trò, lợi ích của chuỗi cung ứng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Hãy theo dõi WE thường xuyên để được tìm hiểu thêm những kiến thức bổ ích khác nhé.
Nguồn: Goldencareers
Bài viết nổi bật
wiki

Procurement Management (quản lý mua sắm) là gì? Chức năng của Procurement Management
Quản lý mua sắm chịu trách nhiệm giám sát tất cả các quá trình liên quan đến việc mua các sản phẩm, vật liệu, hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì? Phân biệt logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Có rất nhiều điểm tương đồng giữa quản lý chuỗi cung ứng (SCM) và Logistics, nhưng có những điểm khác biệt chính tách biệt hai thực tiễn. Hiểu được vai trò của từng vai trò có thể giúp các công ty cải tiến hoạt động, nâng cao dịch vụ khách hàng và xây dựng lợi thế cạnh tranh. Cùng WE tìm hiểu xem Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì cũng như là sự khác nhau giữa chúng nhé!

Bảng chấm công là gì? Những loại bảng chấm công của doanh nghiệp
Bảng chấm công là một phần không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Cho dù bạn sử dụng chúng để theo dõi ca làm việc liên tục kéo dài 8 giờ hay là một phần của chiến lược quản lý dự án, điều cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp bạn là phải hiểu hoạt động bên trong bảng chấm công của nhân viên.

Hiệu suất làm việc là gì? Làm sao để đo lường hiệu suất làm việc?
Đánh giá và đo lường hiệu suất của nhân viên là rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Nó đảm bảo rằng nhân viên của bạn đang kéo trọng lượng của họ và thông báo cho bạn về những người không làm việc ở mức mà họ nên làm.

Quy trình tuyển dụng là gì? Quy trình tuyển dụng bao gồm những bước nào?
Để thuê những nhân viên giỏi nhất, nhiều công ty phát triển một hệ thống tuyển chọn và quy trình làm việc tuyển dụng. Tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời, hầu hết mọi người đều đã trải qua quá trình tuyển dụng và lựa chọn, và cho dù bạn mới ra trường hay đang khám phá một bước chuyển mình trong sự nghiệp, thì quá trình tuyển dụng có thể khá đáng sợ.

Hoạt động thương mại là gì? Những hình thức hoạt động thương mại phổ biến hiện nay
“Hoạt động thương mại” có nghĩa là một quá trình thông thường của hành vi thương mại hoặc một giao dịch hoặc hành vi thương mại cụ thể. Tính chất thương mại của một hoạt động sẽ được xác định dựa trên bản chất của quá trình thực hiện hoặc giao dịch hoặc hành động cụ thể, thay vì tham chiếu đến mục đích của nó.

Thanh toán hợp đồng là gì? Tiến trình xử lý thanh toán hợp đồng
Nếu các hợp đồng kinh doanh nhỏ của bạn giao cho các nhà thầu phụ, bạn sẽ cần phải tạo một thỏa thuận thanh toán cho nhà thầu phụ. Các khoản thanh toán theo hợp đồng được xử lý khác với tiền lương thông thường do cần thiết. Cả hai bên cần được bảo vệ trong giao dịch này để đảm bảo rằng công việc được cung cấp theo thỏa thuận và nhà thầu được thanh toán theo thỏa thuận.
