Công ty khí đốt Air Water Nhật Bản xây dựng nhà máy ở Ấn Độ

Nhà sản xuất khí đốt Nhật Bản đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất khí hóa lỏng công nghiệp ở miền nam Ấn Độ, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng từ các lĩnh vực như sản xuất ô tô.
Được thành lập tại Nhật Bản vào năm 1929, Air Water, có trụ sở đặt tại Osaka, là nhà cung cấp các loại khí công nghiệp khác nhau như oxy, argon, carbon dioxide, hydrogen và helium bằng nhiều hình thức cung cấp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hỗ trợ cho nền tảng của ngành công nghiệp tại Nhật Bản. Trong những năm gần đây, Air Wate đã và đang phát triển kinh doanh khí công nghiệp ở Ấn Độ và Việt Nam, với nhà máy phân tách khí tại khu công nghiệp Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu và một nhà máy đang trong giai đoạn khởi công tại Hà Nam.
Tại Ấn Độ, công ty hiện đang vận hành 2 cơ sở sản xuất và cung cấp khí đốt hóa lỏng Plaxair và Linde, được mua lại từ năm 2019. Và nhà máy thứ 3 sẽ là nhà máy đầu tiên do Air Water xây dựng ở quốc gia Nam Á này.
Hình ảnh nhà máy Air Water Việt Nam tại khu công nghiệp Phú Mỹ. Nguồn Internet.
Trong khi các cơ sở hiện có chỉ phục vụ cho những khách hàng trong các ngành công nghiệp lớn như sản xuất thép, thì nhà máy mới này sẽ tập trung vào các đơn đặt hàng có khối lượng nhỏ hơn cung cấp cho các doanh nghiệp xung quanh Chennai - thủ phủ bang Tamil Nadu và là thành phố lớn thứ 4 của Ấn Độ. Nhà máy này sẽ hóa lỏng oxy và các loại khí khác cho vào bình chứa để vận chuyển.
Theo kế hoạch dự kiến, Air Water sẽ đầu tư khoảng 4 tỷ yen (26,7 triệu USD) vào dự án. Nhà máy sẽ được khởi công xây dựng vào tháng 10 năm 2023 và đi vào hoạt động vào tháng 10 năm 2024. Công ty đặt mục tiêu tăng doanh số bán hàng tại Ấn Độ lên 50 tỷ yen vào năm tài chính 2030 từ con số 15 tỷ yen ở thời điểm hiện tại. Đồng thời công ty cũng đang xem xét mở rộng hoạt động ở miền bắc Ấn Độ.
Kế hoạch quản lý dài hạn của Air Water đến năm tài chính 2030, công ty đặt mục tiêu tăng doanh số bán hàng ở nước ngoài lên 20% tổng doanh số, từ 8,6% trong năm tài chính 2021. Ngoài Ấn Độ, công ty cũng có kế hoạch mở rộng cơ sở sản xuất và bán hàng ở Bắc Mỹ.
Theo Nikkei Asia
Bài viết nổi bật
Dầu mỏ, Dầu khí

BP tăng gấp đôi lượng hydro làm nhiên liệu của tương lai
Giám đốc điều hành của BP, Bernard Looney, cho biết BP đang đầu tư vào hydro để cung cấp năng lượng cho các doanh nghiệp áp dụng chính sách cắt giảm carbon trong tương lai, trong bối cảnh chính phủ của các nền kinh tế lớn đang tập trung vào phát triển nhiên liệu khử carbon.

Việc chuyển hướng dầu của Nga sang châu Á sẽ trở nên rắc rối hơn nhiều
EU dự kiến sẽ ngừng tất cả hoạt động nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển từ thứ hai tới, như một phần trong các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine. Để giữ cho nguồn cung dầu của thế giới cân bằng, các đồng minh phương Tây đang trông cậy vào Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác để chuyển hướng các dòng chảy.

CNOOC Trung Quốc tăng cổ phần tại mỏ dầu Brazil thúc đẩy an ninh năng lượng
Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc đã mua thêm 5% cổ phần tại các mỏ dầu ngoài khơi ở Brazil từ Petrobras thuộc sở hữu nhà nước với giá khoảng 1,9 tỷ USD, nhằm tăng cường nguồn cung cấp năng lượng cho Trung Quốc, trong bối cảnh tình hình an ninh năng lượng đang đe dọa tới nhiều quốc gia trên toàn cầu.

Pertamina Indonesia tăng cường mở rộng tàu chở dầu ra nước ngoài
Công ty vận chuyển Quốc tế Pertamina (PIS), chuyên về tàu chở dầu, của gã khổng lồ dầu mỏ nhà nước Indonesia Pertamina đang tăng tốc mở rộng quốc tế và vận chuyển hàng hóa thông qua một liên minh mới với công ty vận tải Nhật Bản Nippon Yusen, trong bối cảnh nhu cầu vận chuyển năng lượng tăng cao.

Qatar cung cấp LNG cho Đức theo hợp đồng dài hạn thông qua ConocoPhillips của Mỹ
Qatar Energ và ConocoPhillips ký thỏa thuận để Qatar cung cấp khoảng 2 triệu tấn LNG mỗi năm cho Đức kể từ năm 2026. Hợp đồng kéo dài ít nhất 15 năm nhưng Qatar sẽ không bán khí đốt trực tiếp cho Đức.

Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán cung ứng năng lượng điện cho Ukraine
Một công ty Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đang đàm phán để gửi các “tàu điện" nổi tới Ukraine cung cấp điện cho quốc gia đang bị bao vây này, trong bối cảnh Nga gia tăng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự.

Nhật Bản, Hàn Quốc cần thừa nhận khí hydro xanh lam không sạch
Bất chấp khoa học gióng lên hồi chuông cảnh báo về hydro xanh lam, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn đang tiến hành các kế hoạch sản xuất phần lớn hydro lam từ khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của 2 quốc gia này cần nhận ra rủi ro tiềm ẩn rằng nếu không đánh giá đúng đắn, họ có thể trở thành nạn nhân của ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch vì cho rằng hydro xanh lam nên được coi là năng lượng xanh.
