Công ty robot may mặc Trung Quốc huy động được 1,4 triệu USD

Công ty khởi nghiệp Sewingtech của Trung Quốc, công ty chuyên phát triển robot tự động hóa sản xuất hàng may mặc, đã huy động được hơn 10 triệu nhân dân tệ (1,39 triệu USD) trong vòng gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần.
Nguồn vốn được dẫn đầu bởi quỹ đầu tư công nghệ của công ty đầu tư mạo hiểm Trung Quốc - Sinovation Ventures. Số tiền huy động này sẽ được chi cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm cùng một số hoạt động khác.
Liu Shuai, người sáng lập đồng thời là CEO của Sewingtech, cho biết: “Việc sử dụng robot của chúng tôi rất dễ dàng, ngay cả một công nhân may bình thường không có chuyên môn cũng có thể vận hành 2 máy cùng một lúc. Do đó, hiệu quả sản xuất sẽ tăng ít nhất là gấp đôi. Nếu robot may sản xuất áo phông trong vòng 24 giờ một ngày, điều này sẽ tương đương với khối lượng công việc của 8-10 công nhân may lành nghề".
Được thành lập vào tháng 3, Sewingtech đang tập trung vào tình trạng thiếu hụt lao động trong các ngành dệt may và mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất. Hiện nay, robot đã được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc, nhưng hoạt động của chúng chỉ giới hạn trong các thao tác đơn giản như máy cắt laser và máy khâu điện.
Trong quá trình sản xuất, vải dễ bị giãn hoặc nhàu. Ngoài ra, việc hoàn thiện các sản phẩm - chẳng hạn như khâu nút và định vị các lỗ thùa cũng đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Sản phẩm robot may tự động này có thể cải thiện sản xuất, từ việc xử lý vải đến may.
Sewingtech đang phát triển ngành công nghệ robot của mình để giúp giảm yêu cầu nhân lực trong ngành may mặc. Nguồn Internet.
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy doanh số bán lẻ của tất cả các mặt hàng dệt may đạt 1,38 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm ngoái và dự kiến sẽ đạt 1,44 nghìn tỷ nhân dân tệ trong năm nay. Tính đến năm 2020, Trung Quốc có khoảng 170.000 nhà sản xuất hàng may mặc với 8,26 triệu công nhân, trong đó công nhân may chiếm 60% lực lượng lao động sản xuất. Và thị trường sản xuất tự động ước tính mang lại khoảng 16,7 tỷ nhân dân tệ cho riêng sản phẩm áo phông và 333,9 tỷ nhân dân tệ cho tất cả các sản phẩm dệt may.
Ngành dệt may của Trung Quốc đang suy giảm nhanh chóng do nhiều đơn hàng sản xuất đã bị dịch chuyển sang các nước khác ở khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, các nhà máy may mặc của Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào công nhân lành nghề. Nhưng việc đào tạo ra những thợ giỏi không hề dễ dàng, đồng thời chi phí nhân công tăng cao cũng đang góp phần bóp chết lợi nhuận của các công ty.
Thế mạnh của Trung Quốc nằm ở chuỗi cung ứng ngành công nghiệp nhẹ. Do vậy, việc tự động hóa sản xuất ngày càng trở nên quan trọng nếu Trung Quốc muốn duy trì sức cạnh tranh trong ngành may mặc toàn cầu.
Nguồn tổng hợp
Bài viết nổi bật
Dệt & May mặc

FTA Ấn Độ - Úc mang lại nhiều lợi ích cho các nhà xuất khẩu dệt may Ấn Độ
Theo dữ liệu của India Ratings and Research, hiệp định thương mại tự do (FTA) của Ấn Độ với Australia, có hiệu lực từ ngày 29 tháng 12 năm 2022, sẽ mang lại lợi ích lớn cho các nhà xuất khẩu hàng dệt may và đồ gia dụng của Ấn Độ.

Tình hình kinh doanh của ngành dệt may toàn cầu suy giảm mạnh vào tháng 11
Tình hình kinh doanh trong ngành dệt may toàn cầu đã trở nên trì trệ hơn nữa vào tháng 11 vừa qua, theo khảo sát về ngành dệt may toàn cầu của liên đoàn các nhà sản xuất dệt may quốc tế (ITMF) lần thứ 17. Đồng thời, những tiên lượng về hoạt động kinh doanh toàn cầu của ngành trong 6 tháng tới tiếp tục rơi vào tình trạng ảm đạm.

ColorJet ra mắt giải pháp in bột màu bền vững
Công ty công nghệ in kỹ thuật số ColorJet Group đã ra mắt giải pháp bột màu bền vững có tên là Earth series tại Ấn Độ ITME 2022. Dòng ColorJet Earth cung cấp các giải pháp in dệt bền vững cho trang phục thời trang, quần áo trẻ em, đồ đạc trong nhà và nhiều phân khúc khác.

Các nhà kéo sợi ở miền nam Ấn Độ đang tìm cách giải phóng hàng tồn kho
Các nhà máy kéo sợi ở miền trung và miền nam Ấn Độ đang ráo riết tìm cách giải phóng lượng hàng tồn kho của mình, trong bối cảnh sức mua kém. Họ sẵn sàng giảm giá cho thương lái, người mua mua với số lượng lớn.

Để đáp ứng các yêu cầu mới của EU, ngành thời trang có sự "chuyển mình" mạnh mẽ
Sau khi Ủy ban Châu Âu (EC) công bố kế hoạch kêu gọi quần áo "có tuổi thọ cao, có thể tái chế và hầu hết được làm từ" sợi tái chế" vào năm 2030, ngành công nghiệp thời trang đã sẵn sàng trải qua quá trình chuyển đổi đáng kể.

Việt Nam, Campuchia đang kéo các nhà sản xuất hàng may mặc Nhật Bản ra khỏi Trung Quốc
Các nhà sản xuất hàng may mặc lớn của Nhật Bản đang chuyển phần lớn hoạt động sản xuất ở Trung Quốc sang Đông Nam Á, do chi phí lao động ngày càng tăng và chính sách Zero-Covid chưa phù hợp của nước này.

Ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu giảm thiểu tác động môi trường đến 2030
Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) đã đặt mục tiêu đưa ngành dệt may trở nên thân thiện với môi trường hơn vào năm 2030. Ngành có kế hoạch giảm 20% mức tiêu thụ nước và vào năm 15% mức tiêu thụ năng lượng 2023.

Sợi bông giảm giá ở miền nam Ấn Độ ảnh hưởng ngành công nghiệp dệt may
Giá sợi bông ở miền Nam Ấn Độ đang có xu hướng giảm do nhu cầu từ người dùng cuối bị sụt giảm mạnh. Tại thời điểm này, người mua trong toàn bộ chuỗi cung ứng dệt may tỏ ra thận trọng hơn, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu đang suy yếu với việc nhập khẩu sợi từ Trung Quốc.
Startup

Công ty khởi nghiệp giao hàng nhanh Getir mua lại đối thủ Gorillas với giá 1,2 tỷ USD
Công ty giao hàng Thổ Nhĩ Kỳ Getir đã mua lại đối thủ Gorillas Technologies GmbH của Đức, đánh dấu sự hợp nhất giữa 2 công ty, hứa hẹn mang tới các dịch vụ đồ ăn và giao hàng tạp hóa nhanh chóng .

Gojek hợp tác với hãng taxi của Singapore để giảm bớt khủng hoảng tài xế
Dịch vụ đặt xe của Indonesia-Gojek đang hợp tác với nhà điều hành taxi lớn nhất Singapore ComfortDelGro, để giải quyết tình trạng thiếu tài xế đang diễn ra tại quốc gia công nghệ này.

Tencent cắt giảm cổ phần trong ứng dụng giao đồ ăn Meituan
Tencent Holdings ra một thông báo vào thứ Tư 16/11 rằng họ sẽ cắt giảm cổ phần của mình trong nền tảng giao đồ ăn Meituan. Lý do Tencent Holdings giải thích là do công ty có giá trị nhất của Trung Quốc đã báo cáo doanh thu quý thứ hai liên tiếp giảm.

Grab đóng cửa dịch vụ GrabKitchen ở Indonesia
Gã khổng lồ công nghệ Đông Nam Á Grab chuẩn bị đóng cửa hoạt động bếp ăn đám mây GrabKitchen của mình tại Indonesia, bắt đầu từ ngày 19 tháng 12 năm nay.

Startup chuỗi cung ứng tiếp tục "cắn" đầu tư
Các startup khởi nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm từ giới đầu tư trong bối cảnh thị trường đầu tư đang tạm lắng vì những lo ngại bất ổn kinh tế.

CFO Halana: “Vay thành công là minh chứng nội lực của Startup”
Từng giữ chức vụ CFO cho nền tảng Thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu hiện nay - Lazada, Cựu Giám đốc tài chính Be Group và hiện là CFO của Nền tảng TMĐT B2B Halana - anh Lê Thanh Bình đã có buổi trò chuyện cởi mở với We Today về bức tranh thị trường startup ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ của một chuyên gia tài chính. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

GIC Singapore tài trợ 60 triệu USD cho nhà sản xuất xe điện Euler Ấn Độ
Nhà sản xuất xe điện Euler Motors của Ấn Độ cho biết họ đã huy động được 60 triệu đô la trong vòng tài trợ mới nhất, do công ty đầu tư GIC Singapore dẫn đầu, để củng cố chuỗi sản xuất và cung ứng của mình.
