Grab đóng cửa dịch vụ GrabKitchen ở Indonesia

Gã khổng lồ công nghệ Đông Nam Á Grab chuẩn bị đóng cửa hoạt động bếp ăn đám mây GrabKitchen của mình tại Indonesia, bắt đầu từ ngày 19 tháng 12 năm nay.
Trong một thông báo gần đây, công ty cho biết tình hình kinh doanh của GrabKitchen đã có mức tăng trưởng không ổn định trong suốt 4 năm liên tục, bao gồm việc chuyển sang mô hình kinh doanh dựa trên tài sản. “Trước thực trạng khó khăn này chúng tôi buộc phải đi đến quyết định đóng cửa hoạt động kinh doanh của mô hình GrabKitchen tại Indonesia. Quyết định này nhằm đảm bảo tính liên tục của các hoạt động kinh doanh khác của Grab”. Giám đốc truyền thông của Grab - Mayang Schreiber Indonesia cho biết.
Công ty cho biết việc đóng cửa GrabKitchen sẽ ảnh hưởng từ 10 đến 20 nhân viên Grab và các đối tác thương mại tại hơn 40 địa điểm. Một vài người trong số đó đã được đề nghị chuyển sang các bộ phận khác. Còn những nhân viên bị sa thải sẽ nhận được tiền bồi thường và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của quốc gia.
Ngoài ra, các nhân viên cũng sẽ được bồi thường thêm như gia hạn bảo hiểm y tế, giải ngân quỹ nhân viên linh hoạt, hỗ trợ tư vấn và đào tạo. Tính đến 2020, GrabKitchen đã có khoảng 48 cửa hàng trên khắp Indonesia. Phía Grab trước đó từng cho biết công ty không có kế hoạch thực hiện việc sa thải hàng loạt trong bối cảnh kinh tế hiện tại, mặc dù có nhiều công ty công nghệ khác đã tiến hành cắt giảm nhân sự.
Một cửa hàng của GrabKitchen tại Indonesia. Nguồn Internet.
Đầu năm nay, Grab đã thông báo rằng họ sẽ ngừng cung cấp dịch vụ thương mại nhanh ở Bandung, Tây Java. Grab cho biết công ty vẫn đang thử nghiệm nhiều mô hình giao hàng khác nhau ở các thành phố khác nhau để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất với thị trường.
Trong quý II năm 2022, Grab đã báo cáo khoản lỗ ròng 572 triệu đô la - cải thiện 29% so với khoản lỗ 801 triệu đô la được ghi nhận trong cùng kỳ năm ngoái. Grab đã mở GrabKitchen vào năm 2018 để phục vụ việc giao đồ ăn từ các doanh nghiệp nhỏ và các thương hiệu lớn như Sour Sally và Kopi Kenangan.
Trong những ngày đầu thành lập, GrabKitchen đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các nhà hàng nhỏ vì hoạt động này đã thúc đẩy doanh số và tạo điều kiện cho các cửa hàng có thể đưa các sản phẩm của mình tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Đầu năm 2021, Grab cũng đã công bố hợp tác với công ty quản lý nhà bếp bằng dữ liêu đám mây Yummy Corp, cho phép ban quản lý của Yummy Corp sử dụng dữ liệu mà Grab thu thập được.
Quyết định của Grab có thể gây ra những "gợn sóng" trên thị trường. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Grab, Gojek cũng có một nhà bếp sử dụng công nghệ dữ liệu đám mây, được gọi là Dapur Bersama. Cả hai đều tự thực hiện việc cung cấp cơ sở hạ tầng và thương hiệu của riêng mình.
Nguồn tổng hợp
Bài viết nổi bật
Startup

Công ty khởi nghiệp giao hàng nhanh Getir mua lại đối thủ Gorillas với giá 1,2 tỷ USD
Công ty giao hàng Thổ Nhĩ Kỳ Getir đã mua lại đối thủ Gorillas Technologies GmbH của Đức, đánh dấu sự hợp nhất giữa 2 công ty, hứa hẹn mang tới các dịch vụ đồ ăn và giao hàng tạp hóa nhanh chóng .

Gojek hợp tác với hãng taxi của Singapore để giảm bớt khủng hoảng tài xế
Dịch vụ đặt xe của Indonesia-Gojek đang hợp tác với nhà điều hành taxi lớn nhất Singapore ComfortDelGro, để giải quyết tình trạng thiếu tài xế đang diễn ra tại quốc gia công nghệ này.

Tencent cắt giảm cổ phần trong ứng dụng giao đồ ăn Meituan
Tencent Holdings ra một thông báo vào thứ Tư 16/11 rằng họ sẽ cắt giảm cổ phần của mình trong nền tảng giao đồ ăn Meituan. Lý do Tencent Holdings giải thích là do công ty có giá trị nhất của Trung Quốc đã báo cáo doanh thu quý thứ hai liên tiếp giảm.

Công ty robot may mặc Trung Quốc huy động được 1,4 triệu USD
Công ty khởi nghiệp Sewingtech của Trung Quốc, công ty chuyên phát triển robot tự động hóa sản xuất hàng may mặc, đã huy động được hơn 10 triệu nhân dân tệ (1,39 triệu USD) trong vòng gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần.

Startup chuỗi cung ứng tiếp tục "cắn" đầu tư
Các startup khởi nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm từ giới đầu tư trong bối cảnh thị trường đầu tư đang tạm lắng vì những lo ngại bất ổn kinh tế.

CFO Halana: “Vay thành công là minh chứng nội lực của Startup”
Từng giữ chức vụ CFO cho nền tảng Thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu hiện nay - Lazada, Cựu Giám đốc tài chính Be Group và hiện là CFO của Nền tảng TMĐT B2B Halana - anh Lê Thanh Bình đã có buổi trò chuyện cởi mở với We Today về bức tranh thị trường startup ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ của một chuyên gia tài chính. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

GIC Singapore tài trợ 60 triệu USD cho nhà sản xuất xe điện Euler Ấn Độ
Nhà sản xuất xe điện Euler Motors của Ấn Độ cho biết họ đã huy động được 60 triệu đô la trong vòng tài trợ mới nhất, do công ty đầu tư GIC Singapore dẫn đầu, để củng cố chuỗi sản xuất và cung ứng của mình.
