Mô hình cửa hàng tạp hóa nhà nước của Trung Quốc đạt doanh thu xấp xỉ Alibaba

Các hợp tác xã do nhà nước điều hành của Trung Quốc đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trở lại, khi chính quyền Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy chuỗi phân phối quốc gia, với doanh số bán hàng xấp xỉ với doanh số của công ty dẫn đầu về thương mại điện tử - Alibaba Group Holding.
Được giám sát bởi liên đoàn hợp tác xã cung ứng và tiếp thị toàn Trung Quốc của chính phủ, hệ thống các cửa hàng này bán thực phẩm được mua trực tiếp từ nông dân và các nhu yếu phẩm hàng ngày khác. Doanh thu của cửa hàng tăng 19% lên 6,26 nghìn tỷ nhân dân tệ (891 tỷ USD) vào năm 2021 – bằng khoảng 80% doanh thu của Alibaba.
Một hợp tác xã mới được thành lập vào tháng 10 ở khu vực Tuanjiehu, trung tâm Bắc Kinh. Hợp tác xã giống với hầu hết các cửa hàng tạp hóa khác. Với đa dạng mặt hàng nhu yếu phẩm và đi kèm những cam kết đảm bảo về nguồn cung cấp sản phẩm.
Các hợp tác xã thực phẩm được thành lập vào năm 1950, khi chính phủ tìm cách cải thiện khả năng tiếp cận các sản phẩm thiết yếu. Các cửa hàng này đóng vai trò là kênh phân phối chính của Trung Quốc về thực phẩm và các nhu yếu phẩm hàng ngày khác, trong giai đoạn của nền kinh tế kế hoạch.
Thị phần của mô hình này đã bị suy yếu bởi sự cạnh tranh của các công ty tư nhân sau khi Trung Quốc cải cách và mở cửa. Đến 2012, nhờ vào những chính sách hỗ trợ của chính phủ, hình thức kinh doanh này mới được vực dậy, doanh thu đã tăng 2,4 lần trong giai đoạn 2012-2021.
Các cửa hàng mô hình hợp tác xã này bán thực phẩm được mua trực tiếp từ nông dân và các nhu yếu phẩm hàng ngày khác. Nguồn Internet.
Với số lượng đông đúc của các cửa hàng kinh doanh theo mô hình hợp tác xã của nhà nước, cùng nhiều sự lựa chọn thay thế cho cửa hàng tạp hóa tươi và rẻ hiện tại ở Trung Quốc, đã tạo ra nhiều suy đoán rằng các chính sách đổi mới tập trung vào mô hình hợp tác xã là cách để Bắc Kinh tăng cường tham gia vào mạng lưới phân phối toàn quốc. “Chính phủ có thể đang cố gắng ngăn chặn sự gián đoạn phân phối lương thực trong trường hợp xảy ra khủng hoảng trong tương lai”, một giáo sư tại một trường đại học ở Bắc Kinh cho biết.
Sẽ không tránh khỏi khả năng Hoa Kỳ và phần còn lại của cộng đồng quốc tế có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc, nếu nước này cố gắng thống nhất Đài Loan bằng vũ lực. Điều này có thể sẽ đe doạ đến an ninh lương thực và làm tổn hại đến quyền lực của chính quyền.
Theo dữ liệu chính thức của Trung Quốc, nước này sản xuất 95% ngũ cốc. Nhưng một số nguồn tin cho rằng tỷ lệ phần trăm thực tế là khoảng 70% đến 80%. Quốc gia này vẫn dựa vào việc nhập khẩu phần lớn đậu nành, làm thức ăn chính cho hoạt động chăn nuôi.
Theo Nikkei Asia
Bài viết nổi bật
F&B

Thiếu nhân lực đe dọa tham vọng xây dựng thị trường sản xuất protein thay thế tại châu Á
Singapore hiện nay là quốc gia duy nhất cho phép bán thương mại các sản phẩm protein có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, đang có ngày càng nhiều các quốc gia bật đèn xanh chấp nhận loại thực phẩm này, trong đó có Mỹ. Nhưng thiếu nhân lực sản xuất loại thực phẩm này khiến nhiều công ty khởi nghiệp ngành sản xuất protein thay thế ở châu Á đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Trong 10 năm tiếp theo, Heineken dự định đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam
Tổng Giám đốc Công ty Heineken cho biết trong buổi tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Amsterdam, Hà Lan, tổng vốn đầu tư của Heineken tại Việt Nam đã lên tới 1 tỷ USD và công ty từ lâu đã nằm trong top 3 công ty có đóng góp lớn nhất cho ngân sách và an sinh xã hội. Tập đoàn dự định đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam trong 10 năm tới.

Hải Dương: Sẽ có trung tâm thương mại AEON mới
Buổi làm việc về "Dự án Trung tâm thương mại AEON" giữa UBND tỉnh Hải Dương và AEON Việt Nam vừa được tổ chức vào ngày 9/12 vừa qua tại Hải Dương. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo của UBND tỉnh cùng đại các sở, ngành có liên quan.

Cá đuôi vàng vươn ra toàn cầu trở thành loại cá xuất khẩu số 2 của Nhật Bản
Một trong những loại cá làm món sashimi mùa đông được yêu thích của Nhật Bản, cá đuôi vàng, đã trở nên đắt đỏ hơn trong năm nay khi nó tạo ra làn sóng yêu thích toàn cầu, đưa mức xuất khẩu loại cá này tại Nhật Bản lên mức cao nhất từ trước tới nay.

TH Milk có nhiều tương lai tại thị trường sữa Nga nhờ Hiệp định VN-EAEU FTA
Sữa là một trong số các sản phẩm được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan theo hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu (VN-EAEU). Thỏa thuận thương mại được ký kết vào năm 2015 đã củng cố mối quan hệ giữa Việt Nam và khối này, hiện đang mang lại lợi ích cho TH Milk, một trong những nhà sản xuất sữa lớn nhất của Việt Nam.
.jpg)
Silverstrand của Singapore đầu tư 15,5 triệu USD vào quỹ nuôi trồng thủy sản Hà Lan
Nhà đầu tư Silverstrand Capital có trụ sở tại Singapore đã công bố khoản đầu tư bổ sung 15 triệu euro (15,7 đô la Mỹ) vào quỹ đầu tư nuôi trồng thủy sản có trụ sở tại Hà Lan, nâng tổng số tiền đầu tư của quỹ này lên 25 triệu euro.

ThaiBev mở rộng hoạt động kinh doanh sang sạc xe điện và nhà hàng
Thai Beverage, một trong những công ty nước giải khát lớn nhất Đông Nam Á, sẽ đẩy mạnh đầu tư vào nhà hàng và tham gia lĩnh vực trạm sạc xe điện, đặt mục tiêu đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình.
