Mô hình pho-mát Thụy Sĩ trong phân tích an toàn xây dựng

Mô hình pho-mát Thụy Sĩ về nguyên nhân tai nạn được sử dụng để phân tích quản lý rủi ro trong rất nhiều lĩnh vực, bao gồm an toàn hàng không, kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe, xây dựng. Việc nghiên cứu và phân tích mô hình này có thể giúp xác định lỗi sai, nhằm đưa ra phương án giảm thiểu nó một cách hiệu quả.
Nguyên nhân gây tai nạn tại nơi làm việc
Nguyên nhân nào gây ra tai nạn tại nơi làm việc? Đây là câu hỏi không chỉ được đặt ra trong ngành xây dựng, mà ở tất cả các ngành công nghiệp khác trong một thời gian dài. Có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Mô hình pho-mát Thụy Sĩ (Swiss cheese model) do James Reason đề xuất nhằm xem xét, đánh giá các nguyên nhân xảy ra tai nạn là một trong số đó.
Mô hình pho-mát Thụy Sĩ
Mô hình này xem xét các giao thức bảo vệ và an toàn nhiều lớp mà một ngành công nghiệp áp dụng. Trong đó, các miếng pho-mát đại diện cho các lớp “phòng thủ", còn lỗ đại diện cho lỗi của con người, quản lý yếu kém hoặc các sự cố không thể lường trước được. Mặc dù có nhiều lớp “phòng thủ” nằm giữa các nguy cơ và tai nạn, nhưng khi các lỗ hổng trên mỗi lớp được căn chỉnh trùng nhau, chúng sẽ khiến tai nạn xảy ra.
Tuy là mô hình lý thuyết hữu ích nhưng pho-mát Thụy Sĩ chỉ thường được sử dụng trong các lĩnh vực hàng không, y tế, quản lý rủi ro và kỹ thuật. Trong khi với thực tế của ngành xây dựng, rõ ràng là nên áp dụng mô hình pho-mát Thụy Sĩ để giảm thiểu tai nạn.
Theo thống kê, xây dựng là một trong những ngành có khả năng xảy ra thương tích và tử vong tại nơi làm việc cao nhất. Con số này không hề giảm, bất chấp sự ra đời của các công nghệ an toàn mới và mức độ nhận thức về mối nguy hiểm trong công việc được nâng cao. Các quy trình an toàn được đưa vào đào tạo, nhưng dường như thiếu bước phân tích và ngăn chặn nguy cơ ngay từ ban đầu.
Mô hình pho-mát Thụy Sĩ giúp phát hiện ra những lỗ hổng ngay từ ban đầu, ở nhiều cấp độ và khía cạnh khác nhau, khiến cho tai nạn là điều không thể tránh khỏi. Việc chúng ta cần làm là “chèn thêm các lớp pho mát vào hệ thống” để chữa lỗi một cách hiệu quả nhất, và không để các lỗi có nguy cơ nằm trên một quỹ đạo.
Mối quan hệ giữa an toàn và năng suất xây dựng
Trong xây dựng, có thể nói rằng năng suất chiếm vị trí tối cao. Chỉ có đảm bảo năng suất mới giữ được chi phí trong phạm vi ngân sách và đáp ứng tiến độ dự án đang - áp lực đè nặng đối với ngành tiềm ẩn nhiều yếu tố khó kiểm soát này.
Mối quan hệ giữa vấn đề an toàn và năng suất xây dựng
Thời tiết, sự cố thiết bị và tình trạng thiếu nhân công là không thể kiểm soát. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, sự an toàn có thể kiểm soát được. Nhưng nếu tai nạn (sự không an toàn) xảy ra thì lại trở thành yếu tố không thể kiểm soát. Khi đó, nó sẽ làm chậm mọi thứ, làm trễ tiến độ dự án, tốn thêm chi phí điều trị, sửa chữa, do đó chắc chắn ảnh hưởng đến năng suất xây dựng. Khi nhìn qua ống kính của mô hình pho-mát Thụy Sĩ, thì việc ưu tiên năng suất là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự không an toàn.
Thiếu đào tạo, không sử dụng đúng PPE (thiết bị bảo hộ cá nhân) và giao tiếp không hiệu quả là những nguyên nhân được nhắc đến nhiều hơn trong các vụ tai nạn lao động, tất cả đều liên quan đến việc ưu tiên năng suất. Đây là lỗ hổng lớn nhất trên các lát pho-mát. Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu vẫn tiếp tục chứng minh mối quan hệ tích cực giữa an toàn và năng suất. Công trường nào đề cao an toàn sẽ có năng suất cao hơn. Nó cũng tiết kiệm chi phí hơn vì tai nạn tại nơi làm việc thường tiêu tốn rất nhiều ngân sách. Khi số lượng người bị thương tại công trường tiếp tục tăng, dự án sẽ phải trì hoãn, và chi phí chắc chắn vượt quá ngân sách ban đầu.
Một nghiên cứu của McKinsey & Company (một công ty về tư vấn quản lý toàn cầu) năm 2016 cho thấy rằng các dự án lớn liên quan đến nhiều loại tài sản phải mất 20% thời gian để hoàn thành và vượt ngân sách lên đến 80%. Trong khi lợi nhuận tài chính cho các nhà thầu vẫn thấp. Do đó, thúc đẩy mối quan hệ giữa an toàn, kinh tế và năng suất đóng vai trò rất quan trọng trong ngành xây dựng.
Từ ống kính của mô hình pho-mát Thụy Sĩ
Xây dựng là một ngành công nghiệp khó đảm bảo an toàn. Trên công trường, các nhà thầu đến và đi khi dự án đang diễn ra và môi trường làm việc thay đổi. Việc người lao động tiếp cận với công nghệ an toàn và dùng máy bay không người lái để giám sát chuyển động là chưa đủ làm cho ngành an toàn hơn. Một trong những nguyên nhân hàng đầu là không sử dụng đúng PPE, bất chấp số lượng thương vong và nhận thức về sức mạnh của các thiết bị này.
Nguyên nhân có thể kể đến như: người lao động không đặt an toàn lên hàng đầu, thiếu thoải mái khi mặc đồ bảo hộ, hoặc thiết bị bảo hộ làm chậm khả năng làm việc của họ, và thiếu sự khuyến khích từ cấp trên. Đào tạo thích hợp, PPE luôn sẵn có, quản lý khuyến khích... là điều kiện quan trọng để người lao động mặc thiết bị bảo hộ của họ. Trong đó, quan trọng nhất là việc quản lý cấp cao luôn đặt an toàn lên ưu tiên hàng đầu. Mọi nhân viên phải thực hành an toàn lao động trong tất cả công việc, vào mọi thời điểm làm việc.
Từ ống kính của mô hình pho-mát Thụy Sĩ
Tuy nhiên, không phải tất cả tai nạn đều có thể phòng tránh bằng PPE. “Fatal Four” trong xây dựng (ngã – điện giật – bị vật thể va đập – bị thiết bị nghiền nát) vượt ngoài tầm bảo hộ của PPE. Do đó, không thể chỉ phụ thuộc vào công nghệ và thiết bị an toàn để ngăn chặn những sự cố đe dọa tính mạng này, mà thay vào đó, các lớp “phòng thủ” cần được cập nhật với ít lỗ hổng hơn, và ngành xây dựng cần phải điều chỉnh hoàn toàn cách giải quyết vấn đề an toàn.
Kết
Thông qua mô hình pho-mát Thụy Sĩ, có thể thấy rằng an toàn cần phải là vấn đề tiên quyết của ngành xây dựng. An toàn phải là trung tâm của tất cả quá trình, đến mức không thể đưa ra bất cứ quyết định nào nếu không cân nhắc đến yếu tố an toàn. Thiết bị công nghệ là một bổ sung tuyệt vời để nâng cao tính an toàn trong công việc nhưng các sản phẩm tích hợp an toàn và năng suất mới thực sự đóng góp giải quyết vấn đề. Do đó, cần tạo ra một chiếc “ô an toàn” bao phủ lên tất cả, đó mới là điều mà ngành xây dựng nên hướng tới.
Nguồn: DOZR