Nhật Bản đưa ra hướng dẫn để bảo vệ các chuỗi cung ứng quan trọng

Hôm qua, Nội các Nhật Bản đã đưa ra hướng dẫn chỉ định các mặt hàng quan trọng trong chiến lược phát triển sẽ nhận được sự hỗ trợ của chính phủ, như một phần của sáng kiến an ninh kinh tế nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng chip, vật tư y tế và các mặt hàng quan trọng khác.
Quyết định của nội các được đưa ra sau khi luật an ninh kinh tế được thông qua vào tháng 5 năm nay, quy định các bước của chính phủ để bảo vệ nguồn cung cấp hàng hóa quan trọng. Tài liệu mới này nêu rõ các điều kiện cần thiết cho việc chỉ định hàng hóa và công nghệ quan trọng, đồng thời đặt ra chính sách rộng rãi hơn về an ninh kinh tế.
"Điều này đặt ra các cách tiếp cận của chúng tôi trong việc đảm bảo an ninh kinh tế. Chúng tôi sẽ quảng bá và phổ biến các nguyên tắc để cho mọi người hiểu rõ hơn và khuyến khích hành động tự nguyện". Bộ trưởng An ninh Kinh tế, Sanae Takaichi, đã chia sẻ với báo chí vào hôm qua.
Hướng dẫn này đặt ra 4 điều kiện cần có để có thể nhận hỗ trợ của chính phủ: đầu tiên, mặt hàng đó phải cần thiết cho sự sống còn của người dân, nguồn cung của mặt hàng hiện đang phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài, có khả năng dễ bị gián đoạn nguồn cung cấp và cần các biện pháp hỗ trợ để đảm bảo nguồn cung cấp ổn định.
Trong năm nay, Chính phủ sẽ ban hành một cơ quan hành chính để xác định các hàng hóa quan trọng dựa trên các hướng dẫn. Trong số các mặt hàng dự kiến có chất bán dẫn, sản phẩm y tế và nhóm nguyên tố kim loại đất hiếm. Các bộ và cơ quan của Chính phủ phụ trách các mặt hàng cụ thể sẽ đưa ra các kế hoạch hỗ trợ cụ thể. Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm sẽ đệ trình các phương án đa dạng hóa nguồn hàng và dự trữ hàng hóa. Nếu được chấp thuận, chính phủ sẽ hỗ trợ tài chính. Các quy định sẽ được hoàn thiện phạm vi hỗ trợ trong tương lai. Văn phòng Nội các đã yêu cầu tài trợ theo ngân sách tài khóa 2023.
Chất bán dẫn, đất hiếm và vật tư y tế có khả năng nhận được hỗ trợ của chính phủ. Nguồn Internet.
Các nguồn hàng hóa có nguồn cung đến từ bên ngoài đặc biệt dễ gặp rủi ro hơn. Ví dụ, Đài Loan chiếm 90% sản lượng toàn cầu về chip tiên tiến, được sử dụng trong điện thoại thông minh. Trong khi đó, Trung Quốc cung cấp 60% đất hiếm mà Nhật Bản sử dụng. Điều này khiến các thành phần quan trọng trong một mảng công nghệ sẽ dễ bị ảnh hưởng trong trường hợp xảy ra bất kỳ rủi ro chính trị nào. Cụ thể, năm 2010, Bắc Kinh đã chặn xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản sau một vụ va chạm tàu thuyền gần quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý, mà Trung Quốc tuyên bố là Điếu Ngư.
Chính phủ cũng quyết định các chính sách trong việc thực hiện các cuộc điều tra để xác định các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng. Việc này nhằm giải quyết mối lo ngại giữa các công ty về các quy định mới này có thể cản trở hoạt động kinh doanh tự do. Tuy nhiên, phía Chính phủ đảm bảo rằng các hướng dẫn hứa hẹn sẽ "cân bằng giữa an ninh kinh tế và hoạt động kinh tế tự do”.
Nguồn tổng hợp
Bài viết nổi bật
Chuỗi cung ứng

Đến lượt Nio của Trung Quốc phải tăng cường sản xuất do gián đoạn chuỗi cung ứng
Công ty khởi nghiệp xe điện thông minh (EV) Nio của Trung Quốc đã cử hàng chục nhân viên đến một số nhà cung cấp của mình để giúp tăng cường sản xuất. Đây là động thái của nhằm giảm thiểu những hạn chế trong chuỗi cung ứng trong tương lai sau khi hoạt động sản xuất của Nio bị gián đoạn lần thứ năm trong năm nay.

Nhu cầu container giảm sâu vì thừa cung
Tình trạng thừa container đang diễn ra trên các cảng biển trên thế giới đối lập với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng thời điểm đại dịch covid-19 bùng phát.

Nhật Bản nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng không phụ thuộc Trung Quốc
Các công ty Nhật Bản đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng không phụ thuộc vào Trung Quốc, trong bối cảnh tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đang có xu hướng gia tăng. Các hoạt động này dự kiến có thể sẽ làm tăng đáng kể chi phí của tất cả các loại sản phẩm.

Mercedes-Benz hợp tác với Microsoft phát triển chuỗi cung ứng
Hôm thứ tư vừa qua, Mercedes-Benz và Microsoft đã công bố quan hệ đối tác, bằng việc sử dụng Microsoft Cloud làm nền tảng dữ liệu nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất tại hơn 30 nhà máy trên toàn cầu của Mercedes.

Thương mại Việt-Nga: Liên kết mới giữa đường biển và đường sắt
Một kết nối mới giữa các tuyến đường biển và đường sắt để vận chuyển hàng hóa đến và đi từ Việt Nam đã được triển khai tại Nga vào ngày 6 tháng 9 vừa qua. Sự kết nối này đánh dấu sự phát triển của hậu cần và thương mại song phương giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa trực tiếp từ Việt Nam sang miền Tây nước Nga và ngược lại.

Đạo luật Hoa Kỳ gây nguy hiểm cho chuỗi cung ứng chip của thế giới
Mô hình toàn cầu hóa của ngành kinh doanh chất bán dẫn đã được áp dụng, nhưng luật chip của Hoa Kỳ đóng vai trò như một bức tường ngăn các chuỗi cung ứng hoạt động như bình thường.

Boeing tìm cách mở rộng chuỗi cung ứng sang Việt Nam
Boeing nhằm khuyến khích các công ty tại Việt Nam để họ có thể trở thành nhà cung cấp của hãng với mục đích cải thiện chuỗi cung ứng.
