Nhật Bản giữ lại cổ phần trong liên doanh Sakhalin-1 với Nga

Nhật Bản quyết định giữ lại cổ phần của mình với Nga trong dự án dầu khí Sakhalin-1, do Exxon lãnh đạo trước đây, và yêu cầu các thành viên thuộc tập đoàn dầu khí của Nhật Bản tiếp tục vận hành dự án, nhằm đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng, bộ trưởng công nghiệp của nước này đã thông báo vào hôm thứ ba.
ExxonMobil, công ty nắm giữ 30% cổ phần của Sakhalin -1, đã thông báo rút khỏi dự án vào tháng 3 năm nay. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh chuyển Sakhalin-1 cho một công ty mới thành lập, được đăng ký vào ngày 14 tháng 10.
Các bên liên quan trong dự án có một tháng để quyết định xem có tiếp tục đầu tư vào công ty mới hay không. Quyết định này được chính phủ Nhật Bản đưa ra trong bối cảnh quốc gia này đang nỗ lực tìm tìm kiếm một nguồn cung cấp năng lượng ổn định, bất chấp các lệnh trừng phạt của quốc tế đối với Moscow vì cuộc chiến tranh tại Ukraine.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản là một đối tác thuộc dự án phát triển dầu khí Sakhalin, có trụ sở tại Tokyo. Nhật Bản sở hữu 30% cổ phần điều hành hiện tại của Sakhalin-1, cùng với các nhà đầu tư khác bao gồm Itochu, Japan Petroleum Exploration và Marubeni.
Ông Yasutoshi Nishimura, bộ trưởng công nghiệp nhấn mạnh Sakhalin-1 giữ vị trí cực kỳ quan trọng đối với vấn đề an ninh năng lượng của Nhật Bản. Nguồn Internet.
Vào tháng 5, liên minh G7 đã quyết định cấm nhập khẩu dầu thô của Nga. Tuy nhiên, G7 không đưa ra thông báo về khung thời gian mà chỉ nói rằng lệnh cấm sẽ được thực thi một cách kịp thời và có trật tự. Việc Nhật Bản tiếp tục tham gia Sakhalin-1 có thể sẽ đi ngược lại sự đồng thuận giữa các thành viên G7.
Nhật Bản là quốc gia phụ thuộc vào Trung Đông với hơn 95% sản lượng dầu thô nhập khẩu, nên họ coi việc sở hữu các dự án của Nga là điều cần thiết để đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định. “Sakhalin-1 giữ vị trí cực kỳ quan trọng đối với vấn đề an ninh năng lượng của Nhật Bản vì đây là một nguồn cung quý giá bên ngoài Trung Đông", ông Yasutoshi Nishimura, bộ trưởng công nghiệp đã phát biểu trong buổi họp báo.
Đơn vị thuộc công ty dầu khí nhà nước Nga Rosneft dự kiến sẽ vận hành Sakhalin-1 sau khi ExxonMobil rời đi. Rosneft và tập đoàn dầu khí thuộc sở hữu nhà nước của Ấn Độ trước đây từng nắm giữ 20% cổ phần của dự án.
Các hoạt động tại Sakhalin-1 hầu như đã ngừng hoạt động. Nhật Bản đã không nhập khẩu dầu có nguồn gốc từ dự án trong thời gian gần đây. Vì vậy quá trình chuyển giao tạm thời sẽ không ảnh hưởng ngay lập tức đến nguồn cung cấp nhiên liệu của nước này.
Nga cũng đã chuyển giao hoạt động của dự án khí đốt tự nhiên Sakhalin-2 cho một công ty mới. Các nhà đầu tư Nhật Bản Mitsui & Co., và Mitsubishi Corp. ,quyết định giữ lại cổ phần trong dự án và việc tiếp tục đầu tư của họ đã được chính phủ Nga chấp thuận.
Theo Nikkei Asia
Bài viết nổi bật
Dầu mỏ, Dầu khí

BP tăng gấp đôi lượng hydro làm nhiên liệu của tương lai
Giám đốc điều hành của BP, Bernard Looney, cho biết BP đang đầu tư vào hydro để cung cấp năng lượng cho các doanh nghiệp áp dụng chính sách cắt giảm carbon trong tương lai, trong bối cảnh chính phủ của các nền kinh tế lớn đang tập trung vào phát triển nhiên liệu khử carbon.

Việc chuyển hướng dầu của Nga sang châu Á sẽ trở nên rắc rối hơn nhiều
EU dự kiến sẽ ngừng tất cả hoạt động nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển từ thứ hai tới, như một phần trong các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine. Để giữ cho nguồn cung dầu của thế giới cân bằng, các đồng minh phương Tây đang trông cậy vào Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác để chuyển hướng các dòng chảy.

CNOOC Trung Quốc tăng cổ phần tại mỏ dầu Brazil thúc đẩy an ninh năng lượng
Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc đã mua thêm 5% cổ phần tại các mỏ dầu ngoài khơi ở Brazil từ Petrobras thuộc sở hữu nhà nước với giá khoảng 1,9 tỷ USD, nhằm tăng cường nguồn cung cấp năng lượng cho Trung Quốc, trong bối cảnh tình hình an ninh năng lượng đang đe dọa tới nhiều quốc gia trên toàn cầu.

Pertamina Indonesia tăng cường mở rộng tàu chở dầu ra nước ngoài
Công ty vận chuyển Quốc tế Pertamina (PIS), chuyên về tàu chở dầu, của gã khổng lồ dầu mỏ nhà nước Indonesia Pertamina đang tăng tốc mở rộng quốc tế và vận chuyển hàng hóa thông qua một liên minh mới với công ty vận tải Nhật Bản Nippon Yusen, trong bối cảnh nhu cầu vận chuyển năng lượng tăng cao.

Qatar cung cấp LNG cho Đức theo hợp đồng dài hạn thông qua ConocoPhillips của Mỹ
Qatar Energ và ConocoPhillips ký thỏa thuận để Qatar cung cấp khoảng 2 triệu tấn LNG mỗi năm cho Đức kể từ năm 2026. Hợp đồng kéo dài ít nhất 15 năm nhưng Qatar sẽ không bán khí đốt trực tiếp cho Đức.

Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán cung ứng năng lượng điện cho Ukraine
Một công ty Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đang đàm phán để gửi các “tàu điện" nổi tới Ukraine cung cấp điện cho quốc gia đang bị bao vây này, trong bối cảnh Nga gia tăng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự.

Nhật Bản, Hàn Quốc cần thừa nhận khí hydro xanh lam không sạch
Bất chấp khoa học gióng lên hồi chuông cảnh báo về hydro xanh lam, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn đang tiến hành các kế hoạch sản xuất phần lớn hydro lam từ khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của 2 quốc gia này cần nhận ra rủi ro tiềm ẩn rằng nếu không đánh giá đúng đắn, họ có thể trở thành nạn nhân của ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch vì cho rằng hydro xanh lam nên được coi là năng lượng xanh.
