Qatar cung cấp LNG cho Đức theo hợp đồng dài hạn thông qua ConocoPhillips của Mỹ

Qatar Energ và ConocoPhillips ký thỏa thuận để Qatar cung cấp khoảng 2 triệu tấn LNG mỗi năm cho Đức kể từ năm 2026. Hợp đồng kéo dài ít nhất 15 năm nhưng Qatar sẽ không bán khí đốt trực tiếp cho Đức.
Tập đoàn năng lượng Mỹ ConocoPhillips, đối tác của QatarEnergy, sẽ là đơn vị trung gian cung cấp khí đốt từ các dự án phía Nam và Đông North Field của Qatar cho cảng nhập khẩu LNG Brunsbuttel, miền Bắc nước Đức.
Qatar Energy và ConocoPhillips là hai tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước đã ký thỏa thuận cho phép quốc gia vùng Vịnh gửi tới 2 triệu tấn LNG mỗi năm tới Đức từ năm 2026. Theo Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al Kaabi thì các thỏa thuận năng lượng sẽ kéo dài ít nhất trong 15 năm.
Đức là một trong những quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau khi giảm nguồn cung cấp khí đốt từ Nga. Quốc gia này từng nhận hơn một nửa lượng khí đốt thông qua các đường ống từ Nga. Việc hoàn tất một thỏa thuận với Qatar hiện nay đã giúp cho Đức đa dạng hóa hơn nữa các nguồn LNG, được coi như là chìa khóa để quốc gia này vượt qua mùa đông sắp tới.
Một trạm bơm khí hóa lỏng cho phương tiện ở Dortmund, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hợp đồng, Khí đốt sẽ đến từ các liên doanh của ConocoPhillips ở Qatar và sẽ được chuyển đến cảng nhập khẩu nổi Brunsbuttel đang được xây dựng. Đây là một trong năm cảng nhập khẩu LNG do chính phủ Đức thuê và được dự tính có thể sẽ tiêu tốn tổng cộng 6,5 tỷ euro (6,7 tỷ USD) tiền thuê trong vòng 10-15 năm tới. Theo ước tính của chính phủ Đức, sau khi đi vào hoạt động, các cảng này sẽ có thể đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu khí đốt hiện tại của Đức.
Trên thực tế các nhà xuất khẩu vùng Vịnh giữ thái độ trung lập khi châu Âu lo ngại về nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Thỏa thuận với Qatar chỉ là một phần nhỏ so với con số 46 tỷ mét khối khí đốt của Nga mà Đức nhập khẩu vào năm 202. Nhưng việc ký kết một thỏa thuận như vậy có ý nghĩa quan trọng khi thị trường LNG toàn cầu ngày càng cạnh tranh, với việc châu Âu đang phải tranh giành khí đốt với châu Á trong mùa đông.
Ngoài ra, Đức còn đang đàm phán với Qatar về nguồn cung cấp bổ sung mà nước này rất cần để duy trì hoạt động của các nhà máy công nghiệp. Berlin hi vọng sẽ có thể gia hạn được các hợp đồng đã ký trước đó. Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al Kaabi cũng xác nhận Qatar đang tiếp tục đàm phán với người mua Đức về nguồn cung cấp bổ sung. Cụ thể là Qatar đang đàm phán với RWE và Uniper SE của Đức về các hợp đồng LNG dài hạn.
Nguồn: Tổng Hợp
Bài viết nổi bật
Dầu mỏ, Dầu khí

BP tăng gấp đôi lượng hydro làm nhiên liệu của tương lai
Giám đốc điều hành của BP, Bernard Looney, cho biết BP đang đầu tư vào hydro để cung cấp năng lượng cho các doanh nghiệp áp dụng chính sách cắt giảm carbon trong tương lai, trong bối cảnh chính phủ của các nền kinh tế lớn đang tập trung vào phát triển nhiên liệu khử carbon.

Việc chuyển hướng dầu của Nga sang châu Á sẽ trở nên rắc rối hơn nhiều
EU dự kiến sẽ ngừng tất cả hoạt động nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển từ thứ hai tới, như một phần trong các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine. Để giữ cho nguồn cung dầu của thế giới cân bằng, các đồng minh phương Tây đang trông cậy vào Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác để chuyển hướng các dòng chảy.

CNOOC Trung Quốc tăng cổ phần tại mỏ dầu Brazil thúc đẩy an ninh năng lượng
Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc đã mua thêm 5% cổ phần tại các mỏ dầu ngoài khơi ở Brazil từ Petrobras thuộc sở hữu nhà nước với giá khoảng 1,9 tỷ USD, nhằm tăng cường nguồn cung cấp năng lượng cho Trung Quốc, trong bối cảnh tình hình an ninh năng lượng đang đe dọa tới nhiều quốc gia trên toàn cầu.

Pertamina Indonesia tăng cường mở rộng tàu chở dầu ra nước ngoài
Công ty vận chuyển Quốc tế Pertamina (PIS), chuyên về tàu chở dầu, của gã khổng lồ dầu mỏ nhà nước Indonesia Pertamina đang tăng tốc mở rộng quốc tế và vận chuyển hàng hóa thông qua một liên minh mới với công ty vận tải Nhật Bản Nippon Yusen, trong bối cảnh nhu cầu vận chuyển năng lượng tăng cao.

Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán cung ứng năng lượng điện cho Ukraine
Một công ty Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đang đàm phán để gửi các “tàu điện" nổi tới Ukraine cung cấp điện cho quốc gia đang bị bao vây này, trong bối cảnh Nga gia tăng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự.

Nhật Bản, Hàn Quốc cần thừa nhận khí hydro xanh lam không sạch
Bất chấp khoa học gióng lên hồi chuông cảnh báo về hydro xanh lam, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn đang tiến hành các kế hoạch sản xuất phần lớn hydro lam từ khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của 2 quốc gia này cần nhận ra rủi ro tiềm ẩn rằng nếu không đánh giá đúng đắn, họ có thể trở thành nạn nhân của ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch vì cho rằng hydro xanh lam nên được coi là năng lượng xanh.

Khánh thành Nhà máy điện trung tâm và Cụm cảng chuyên dùng thuộc Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam có tổng vốn đầu tư là 5 tỷ đô
Ngày 26/11, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (LSP), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ khánh thành Nhà máy điện trung tâm và Cụm cảng chuyên dùng thuộc Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam có tổng vốn đầu tư là 5 tỷ đô.

Chevron tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, xuất khẩu dầu mỏ của Venezuela
Tập đoàn Chevron hôm thứ Bảy 26/11 tuyên bố đã nhận được giấy phép của Mỹ cho phép công ty dầu mỏ lớn thứ hai của nước này mở rộng sản xuất tại Venezuela và đưa dầu thô của quốc gia Nam Mỹ này đến Mỹ.
Thế Giới

EU nâng cấp quan hệ thương mại với Chile nhằm tiếp cận trữ lượng lithium khổng lồ
Liên minh châu Âu EU đã nâng cấp quan hệ thương mại với Chile như một phần trong nỗ lực khai thác trữ lượng lithium khổng lồ của quốc gia Nam Mỹ này. Lithium là kim loại được ví như “vàng trắng” rất quan trọng để sản xuất pin cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp trong tương lai.

Samsung đã sẵn sàng vượt qua Xiaomi để trở thành thương hiệu điện thoại thông minh lớn nhất ở Ấn Độ
Các nhà phân tích thị trường tin rằng Samsung sẽ vượt qua Xiaomi để trở thành thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu của Ấn Độ về số lượng trong năm tới, nhờ kế hoạch tài chính và bán hàng trực tuyến ngày càng tăng của tập đoàn Hàn Quốc, cũng như những rắc rối pháp lý đang diễn ra của đối thủ Trung Quốc.

GM Cruise có kế hoạch thử nghiệm Robotaxi không người lái ở San Francisco
Cruise, công ty do GM sở hữu với hoạt động nghiên cứu công nghệ tự lái, đang tiến hành xin giấy phép từ cơ quan quản lý của California để thử nghiệm phiên bản xe tự hành - Origin, do công ty sản xuất, trên các tuyến đường công cộng ở thành phố San Francisco.

Bang Maharashtra của Ấn Độ sửa đổi lệnh cấm nhựa sử dụng một lần
Bang Maharashtra đã sửa đổi lệnh cấm nhựa sử dụng một lần được ban hành năm 2018. Sửa đổi này được cho là để phù hợp với luật liên bang mới về nhựa của chính phủ Ấn Độ nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà sản xuất, chuỗi cung ứng và người sử dụng có liên quan tới nhựa trong kinh doanh, thương mại và tiêu dùng.

Kubota Nhật Bản bắt đầu tấn công thị trường máy kéo Ấn Độ
Đối với nhà sản xuất máy kéo Nhật Bản Kubota, con đường trở thành cường quốc toàn cầu phải thông qua Ấn Độ. Với doanh thu gấp đôi lên 2 nghìn tỷ yên (14,9 tỷ USD) trong thập kỷ qua, Kubota đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, với thị trường nước ngoài chiếm 70% tổng doanh thu.
.jpg)
Ấn Độ: Jindal Stainless hợp tác với ReNew Power thiết lập dự án năng lượng tái tạo công suất 300 MW
Ấn Độ: Jindal Stainless hợp tác với ReNew Power thiết lập dự án năng lượng tái tạo công suất 300 MW

Để đáp ứng các yêu cầu mới của EU, ngành thời trang có sự "chuyển mình" mạnh mẽ
Sau khi Ủy ban Châu Âu (EC) công bố kế hoạch kêu gọi quần áo "có tuổi thọ cao, có thể tái chế và hầu hết được làm từ" sợi tái chế" vào năm 2030, ngành công nghiệp thời trang đã sẵn sàng trải qua quá trình chuyển đổi đáng kể.
