Startup chuỗi cung ứng tiếp tục "cắn" đầu tư

Các startup khởi nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm từ giới đầu tư trong bối cảnh thị trường đầu tư đang tạm lắng vì những lo ngại bất ổn kinh tế.
Kể từ khi đại dịch lần đầu tiên làm gián đoạn thương mại toàn cầu vào đầu năm 2020, mọi người dường như đều bàn về chuỗi cung ứng.
Tại sao ô tô mới trở nên đắt đỏ và khan hiếm? Chuỗi cung ứng. Tại sao không có bộ phận nào để sửa máy giặt? Chuỗi cung ứng. Tại sao không có giấy vệ sinh? Chuỗi cung ứng (và vâng, có thể một số người mua tích trữ vì sợ khan hiếm hết hàng).
Chuỗi cung ứng vẫn tiếp tục là lĩnh vực thu hút đầu tư
Mọi người cho rằng chỉ cần giải quyết bài toán chuỗi cung ứng, và mọi thứ sẽ ổn thỏa nhưng rõ ràng nó không đơn giản. Khi nhìn vào lượng vốn đầu tư mạo hiểm khổng lồ đổ vào các công ty khởi nghiệp tập trung vào chuỗi cung ứng, rõ ràng các nhà đầu tư nhận thấy một thị trường cực kỳ tiềm năng và rộng lớn cho các nền tảng giải quyết các vấn đề khó khăn khác nhau về hậu cần. Và dựa trên các số liệu tài trợ đầu tư gần đây, con số này không hề suy giảm.
Nguồn vốn đổ vào startup cho chuỗi cung ứng không hề suy giảm
Cho đến nay trong năm nay, các nhà đầu tư đã đầu tư hơn 7 tỷ USD trên toàn cầu cho các công ty khởi nghiệp tập trung vào chuỗi cung ứng. Việc này khiến cho tốc độ đầu tư năm 2022 lên gần bằng mức kỷ lục của năm 2021.
Nhìn vào cả biểu đồ đầu tư toàn cầu và Hoa Kỳ, con số tài trợ cho các startup chuỗi cung ứng đã duy trì ở mức cao trong nhiều năm. Ngoài kỳ lân Katerra tập trung vào chuỗi cung ứng xây dựng, có những Startup khác đã nổi lên và huy động được nhiều vốn hơn.
Biểu đồ vốn đầu tư khởi nghiệp toàn cầu trong lĩnh vực chuỗi cung ứng
Ví dụ, đơn vị nhận tài trợ lớn nhất trong lĩnh vực này cho đến nay là nhà cung cấp phần mềm chuỗi cung ứng Flexport. Flexport đã huy động được 935 triệu đô la trong Series E tháng 2 do Andreessen Horowitz và MSD Partners đồng dẫn đầu. Flexport đã thu về 2,2 tỷ đô la cho đến nay, là một công cụ để đơn giản hóa thương mại toàn cầu bằng cách kết nối tất cả mọi người trong chuỗi cung ứng. Khách hàng có thể sử dụng phần mềm của họ để theo dõi vận chuyển hàng hóa, theo dõi hàng tồn kho, đặt hàng từ nhà cung cấp, tuân thủ các quy định vận chuyển và nhận cảnh báo về sự gián đoạn.
Biểu đồ vốn đầu tư khởi nghiệp ở Mỹ trong lĩnh vực chuỗi cung ứng
Một ví dụ khác là Convoy có trụ sở tại Seattle, một mạng lưới vận tải hàng hóa kỹ thuật số để vận chuyển xe tải đã huy động được 260 triệu đô la trong Series E tháng 4 với mức định giá 3,8 tỷ USD. (Gần đây, quỹ đạo tăng trưởng của công ty đang có dấu hiệu chững lại, khi công ty cắt giảm 7% nhân viên vào tháng 6, với lý do kỳ vọng điều kiện kinh tế ngày càng xấu đi).
Trong khi đó, ở châu Âu, Forto có trụ sở tại Berlin là một nền tảng quản lý vận chuyển hàng hóa kỹ thuật số tập trung vào các thị trường châu Âu và châu Á, đã đạt được 250 triệu đô la trong Series D tháng 3, nâng tổng số tiền tài trợ lên gần 600 triệu đô la.
Các khởi nghiệp chuỗi cung ứng mới cũng nhận được nhiều sự chú ý
Các công ty khởi nghiệp chuỗi cung ứng non trẻ cũng đang có những dấu hiệu tích cực. Theo dữ liệu của Crunchbase, trong năm nay, gần 1/3 startup liên quan đến chuỗi cung ứng trên toàn cầu đã được tiếp tục đầu tư từ vòng tiền hạt giống đến các vòng Series B và nhận được định giá tốt.
Một ví dụ nổi bật là Wasoko có trụ sở tại Kenya. Là nền tảng mà các chủ cửa hàng địa phương ở nhiều thành phố châu Phi có thể sử dụng để đặt hàng giao hàng. Công ty đã huy động được 125 triệu USD trong Series B tháng 3 với Tiger Global là nhà đầu tư dẫn đầu.
Một thương vụ lớn khác là Afresh, một nhà cung cấp phần mềm cho các cửa hàng tạp hóa để theo dõi sản phẩm tươi sống, đã thu về 115 triệu đô la trong một Series B vào tháng 8 với Spark Capital là nhà đầu tư chính. Đó cũng là số tiền tương tự trong Series B tháng 4 cho Choco, một ứng dụng có trụ sở tại Berlin dành cho các nhà hàng để đặt hàng từ các nhà cung cấp của họ.
Mang lại lợi nhuận
Với việc thị trường IPO gần như đã đóng cửa trong vài tháng qua, thật khó để dự đoán những startup sẽ bị loại khỏi cuộc chơi hay startup nào có thể mang lại hiệu quả trong các quý tới.
Năm ngoái, Berkshire Grey, một nhà cung cấp robot tự động hóa để thực hiện các nhiệm vụ thủ công của chuỗi cung ứng như xác định, chọn, phân loại, đóng gói và di chuyển đã chính thức ra mắt vào đầu năm 2021 thông qua việc sáp nhập SPAC. Giống như hầu hết các công ty đã đi theo con đường đó để tiếp cận thị trường, cổ phiếu công ty này đang giảm mạnh trong những quý gần đây.
Trong khi đó Symbotic, nhà cung cấp công nghệ robot và phần mềm hỗ trợ AI để tự động hóa chuỗi cung ứng và kho hàng, được Walmart và SoftBank Vision Fund hậu thuẫn, đã lên sàn vào tháng 6 sau khi SPAC được công bố trước đó. Không giống như hầu hết các giao dịch SPAC, cổ phiếu của nó cao hơn ngưỡng 10 USD, mức mà hầu như mọi thương vụ đều ở mức này.
Hiện tại, đừng mong đợi nhiều khởi nghiệp chuỗi cung ứng lớn lên sàn. Tuy nhiên, hy vọng rằng tất cả những khoản đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực hậu cần sẽ được đền đáp xứng đáng khi các startup vận hành chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả hơn.
Nguồn: Crunchbase
Bài viết nổi bật
Startup

Công ty khởi nghiệp giao hàng nhanh Getir mua lại đối thủ Gorillas với giá 1,2 tỷ USD
Công ty giao hàng Thổ Nhĩ Kỳ Getir đã mua lại đối thủ Gorillas Technologies GmbH của Đức, đánh dấu sự hợp nhất giữa 2 công ty, hứa hẹn mang tới các dịch vụ đồ ăn và giao hàng tạp hóa nhanh chóng .

Gojek hợp tác với hãng taxi của Singapore để giảm bớt khủng hoảng tài xế
Dịch vụ đặt xe của Indonesia-Gojek đang hợp tác với nhà điều hành taxi lớn nhất Singapore ComfortDelGro, để giải quyết tình trạng thiếu tài xế đang diễn ra tại quốc gia công nghệ này.

Tencent cắt giảm cổ phần trong ứng dụng giao đồ ăn Meituan
Tencent Holdings ra một thông báo vào thứ Tư 16/11 rằng họ sẽ cắt giảm cổ phần của mình trong nền tảng giao đồ ăn Meituan. Lý do Tencent Holdings giải thích là do công ty có giá trị nhất của Trung Quốc đã báo cáo doanh thu quý thứ hai liên tiếp giảm.

Grab đóng cửa dịch vụ GrabKitchen ở Indonesia
Gã khổng lồ công nghệ Đông Nam Á Grab chuẩn bị đóng cửa hoạt động bếp ăn đám mây GrabKitchen của mình tại Indonesia, bắt đầu từ ngày 19 tháng 12 năm nay.

Công ty robot may mặc Trung Quốc huy động được 1,4 triệu USD
Công ty khởi nghiệp Sewingtech của Trung Quốc, công ty chuyên phát triển robot tự động hóa sản xuất hàng may mặc, đã huy động được hơn 10 triệu nhân dân tệ (1,39 triệu USD) trong vòng gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần.

CFO Halana: “Vay thành công là minh chứng nội lực của Startup”
Từng giữ chức vụ CFO cho nền tảng Thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu hiện nay - Lazada, Cựu Giám đốc tài chính Be Group và hiện là CFO của Nền tảng TMĐT B2B Halana - anh Lê Thanh Bình đã có buổi trò chuyện cởi mở với We Today về bức tranh thị trường startup ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ của một chuyên gia tài chính. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

GIC Singapore tài trợ 60 triệu USD cho nhà sản xuất xe điện Euler Ấn Độ
Nhà sản xuất xe điện Euler Motors của Ấn Độ cho biết họ đã huy động được 60 triệu đô la trong vòng tài trợ mới nhất, do công ty đầu tư GIC Singapore dẫn đầu, để củng cố chuỗi sản xuất và cung ứng của mình.
