An Nhiên

Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán cung ứng năng lượng điện cho Ukraine

An Nhiên
30/11/2022 , 02:48
Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán cung ứng năng lượng điện cho Ukraine

Một công ty Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đang đàm phán để gửi các “tàu điện" nổi tới Ukraine cung cấp điện cho quốc gia đang bị bao vây này, trong bối cảnh Nga gia tăng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự.

Karpowership, công ty có hạm đội tàu lớn nhất thế giới, thông báo sẽ gửi tàu đến gần Odesa, cảng lớn nhất của Ukraine “Chúng tôi đang thảo luận với chính quyền Odesa và công ty điện lực Ukrenergo của Ukraine để đặt 3 tàu điện gần Odesa với tổng công suất 300 megawatt”, Zeynep Harezi, thành viên hội đồng quản trị hoạt động thương mại của Karpowership, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Với công suất 300 MW của 3 tàu cung ứng sẽ cung cấp năng lượng cho khoảng 1 triệu hộ gia đình ở mức tối đa. Những lo ngại lớn về nguồn cung cấp điện khi mùa đông đến gần và nhiệt độ giảm mạnh ở Ukraine đang diễn ra. Liên minh châu Âu cũng đang đàm phán về phương án hỗ trợ thêm thiết bị điện cho quốc gia này.

Hôm thứ hai, đại sứ quán Ukraine tại Ankara cho biết trên Twitter rằng các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp nhau và thảo luận về tình hình mới nhất ở Ukraine cũng như hợp tác song phương. “Sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ trong quá trình tái thiết Ukraine và cung cấp viện trợ nhân đạo đã được nhấn mạnh nhằm khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng năng lượng do các cuộc tấn công của Nga gây ra”, đại sứ quán cho biết.

Karadeniz Holding sở hữu 36 tàu điện có thể kết nối với lưới điện địa phương trong vòng chưa đầy 30 ngày. Nguồn Internet.

Karpowership là công ty hàng đầu của Karadeniz Holding - Thổ Nhĩ Kỳ, với 36 tàu điện và các nhà máy có thể tạo ra điện bằng cách sử dụng dầu nhiên liệu hoặc khí đốt tự nhiên. Theo Harezi, chúng có thể được kết nối với lưới điện địa phương trong vòng chưa đầy 30 ngày. Powership chủ yếu hỗ trợ các quốc gia có cơ sở hạ tầng không đầy đủ cũng như để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp sau thiên tai hoặc chiến tranh.

Công ty đang đàm phán về việc triển khai tối đa 8 tàu ​​cho 4 quốc gia châu Âu vào mùa đông năm 2023. Đồng thời, công ty cũng đang có kế hoạch cung cấp điện cho các nước châu Á bao gồm Singapore, Malaysia, Việt Nam, Bangladesh và Sri Lanka. Karpowership đã cung cấp điện cho một số hòn đảo ở Indonesia bằng khí đốt tự nhiên.

Năm 2019, Karadeniz Holding và Mitsui OSK Lines (MOL) của Nhật Bản đã đồng ý hợp tác trong một liên doanh có tên KARMOL để cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho tàu điện. Sử dụng LNG thay cho nhiên liệu phát thải cao hơn sẽ làm giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính.

Trong các dự án chuyển đổi LNG thành điện, một kho nổi và thiết bị tái khí hóa (FSRU) được kết nối với các tàu điện để cung cấp nhiên liệu. Các hãng vận chuyển LNG riêng biệt nạp đầy FSRU khi cần. KARMOL có 5 tàu FSRU, bao gồm ở Thổ Nhĩ Kỳ, Senegal, Brazil và Singapore.

Theo Nikkei Asia

0 Lượt thích
0 Bình luận

Dầu mỏ, Dầu khí

Xem tất cả
An Nhiên
09/12/2022 , 02:26

BP tăng gấp đôi lượng hydro làm nhiên liệu của tương lai

Giám đốc điều hành của BP, Bernard Looney, cho biết BP đang đầu tư vào hydro để cung cấp năng lượng cho các doanh nghiệp áp dụng chính sách cắt giảm carbon trong tương lai, trong bối cảnh chính phủ của các nền kinh tế lớn đang tập trung vào phát triển nhiên liệu khử carbon.

An Nhiên
04/12/2022 , 07:51

Việc chuyển hướng dầu của Nga sang châu Á sẽ trở nên rắc rối hơn nhiều

EU dự kiến ​​sẽ ngừng tất cả hoạt động nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển từ thứ hai tới, như một phần trong các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine. Để giữ cho nguồn cung dầu của thế giới cân bằng, các đồng minh phương Tây đang trông cậy vào Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác để chuyển hướng các dòng chảy.

An Nhiên
03/12/2022 , 03:20

CNOOC Trung Quốc tăng cổ phần tại mỏ dầu Brazil thúc đẩy an ninh năng lượng

Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc đã mua thêm 5% cổ phần tại các mỏ dầu ngoài khơi ở Brazil từ Petrobras thuộc sở hữu nhà nước với giá khoảng 1,9 tỷ USD, nhằm tăng cường nguồn cung cấp năng lượng cho Trung Quốc, trong bối cảnh tình hình an ninh năng lượng đang đe dọa tới nhiều quốc gia trên toàn cầu.

An Nhiên
03/12/2022 , 03:18

Pertamina Indonesia tăng cường mở rộng tàu chở dầu ra nước ngoài

Công ty vận chuyển Quốc tế Pertamina (PIS), chuyên về tàu chở dầu, của gã khổng lồ dầu mỏ nhà nước Indonesia Pertamina đang tăng tốc mở rộng quốc tế và vận chuyển hàng hóa thông qua một liên minh mới với công ty vận tải Nhật Bản Nippon Yusen, trong bối cảnh nhu cầu vận chuyển năng lượng tăng cao.

Minh  Châu
30/11/2022 , 02:56

Qatar cung cấp LNG cho Đức theo hợp đồng dài hạn thông qua ConocoPhillips của Mỹ

Qatar Energ và ConocoPhillips ký thỏa thuận để Qatar cung cấp khoảng 2 triệu tấn LNG mỗi năm cho Đức kể từ năm 2026. Hợp đồng kéo dài ít nhất 15 năm nhưng Qatar sẽ không bán khí đốt trực tiếp cho Đức.

An Nhiên
29/11/2022 , 04:14

Nhật Bản, Hàn Quốc cần thừa nhận khí hydro xanh lam không sạch

Bất chấp khoa học gióng lên hồi chuông cảnh báo về hydro xanh lam, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn đang tiến hành các kế hoạch sản xuất phần lớn hydro lam từ khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của 2 quốc gia này cần nhận ra rủi ro tiềm ẩn rằng nếu không đánh giá đúng đắn, họ có thể trở thành nạn nhân của ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch vì cho rằng hydro xanh lam nên được coi là năng lượng xanh.

Xuân Mai
29/11/2022 , 02:24

Khánh thành Nhà máy điện trung tâm và Cụm cảng chuyên dùng thuộc Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam có tổng vốn đầu tư là 5 tỷ đô

Ngày 26/11, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (LSP), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ khánh thành Nhà máy điện trung tâm và Cụm cảng chuyên dùng thuộc Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam có tổng vốn đầu tư là 5 tỷ đô.

Minh  Châu
28/11/2022 , 08:01

Chevron tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, xuất khẩu dầu mỏ của Venezuela

Tập đoàn Chevron hôm thứ Bảy 26/11 tuyên bố đã nhận được giấy phép của Mỹ cho phép công ty dầu mỏ lớn thứ hai của nước này mở rộng sản xuất tại Venezuela và đưa dầu thô của quốc gia Nam Mỹ này đến Mỹ.