Tìm hiểu về cần cẩu và lịch sử phát triển của nó

Cần cẩu hay cần trục là một loại máy móc được sử dụng để nâng hạ và di chuyển các vật nặng, máy móc, vật liệu, hàng hóa với nhiều mục đích khác nhau. Dù với mục đích gì thì đây cũng là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp, từ xây dựng đến sản xuất, đóng tàu hay tải vật liệu.
Cần đỡ (Boom)
Cần đỡ là bộ phận dễ nhận biết nhất của cần cẩu, nó như là một cánh tay dài, được thiết kế cố định hoặc có thể là các ống lồng trượt vào nhau.
Chức năng chính của cần đỡ là nâng, di chuyển và định vị vật liệu. Chúng chịu phần lớn tải trọng và có nhiệm vụ xác định tầm với của cần cẩu.
Cần nhấc (Jib)
Cần nhấc là kết cấu dạng lưới được gắn vào phần cuối của cần cẩu. Việc sử dụng kết cấu dạng lưới giúp giảm trọng lượng mà nó tăng thêm cho mặt trước của cần cẩu.
Cần nhấc có chiều dài cố định và không thể kéo dài thêm hay thu lại. Chức năng chính của cần nhấc là giữ vật liệu để tránh bị va vào cần đỡ chính khi di chuyển. Có nghĩa là, không nhất thiết cần cẩu nào cũng cần phải có cần nhấc, mà nó có thể được bổ sung khi cần dùng đến.
Bánh răng (Rotex Gear)
Bánh răng quay là cơ cấu bên dưới ca bin của cần cẩu. Nó cho phép ca bin và cần chuyển động xoay trái phải dễ dàng, một chức năng rất đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng đối với cần cẩu.
Bánh răng (Rotex Gear) giúp cần cẩu xoay linh động các phía
Đối trọng (Counterweights)
Chức năng của bộ phận này chính là để chống lại trọng lượng ở phía trước của cần trục trong khi nâng vật liệu, tránh cho máy khỏi bị lật do chênh lệch trọng lượng. Nhìn chung thì nó giúp tăng thêm độ ổn định cho máy.
Nhiều cần trục có các đối trọng có thể điều chỉnh được để phù hợp với các yêu cầu cụ thể của tải trọng hoặc công việc.
Giá đỡ/ dầm đỡ (Outriggers)
Dầm đỡ là một trong những bộ phận quan trọng để duy trì sự an toàn của cần cẩu. Chức năng của dầm đỡ là hỗ trợ bổ sung, giúp phân phối trọng tải của cần cẩu lên một diện tích đủ lớn để duy trì sự ổn định, tránh tình trạng máy bị lật.
Theo quy định của Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khoẻ Nghề nghiệp OSHA của Mỹ (Occupational Safety and Health Administration), các dầm đỡ của cần trục phải được lắp ráp trên nền đất chắc chắn, thoát nước và đã được phân loại, đánh giá đạt tiêu chuẩn. Các bộ dầm đỡ hỗ trợ được sử dụng để kết nối cũng phải phù hợp với mặt đất, tuyệt đối không sử dụng trên nền đất không ổn định.
Thép gia cường (Reinforced-steel cable)
Để cần cẩu thực sự nâng và di chuyển được vật liệu, cần có một số loại dây để hỗ trợ thực hiện việc nâng. Và đó là các dây cáp làm từ thép gia cường. Dây thép này lần đầu tiên được sử dụng để khai thác mỏ vào những năm 1830, ngày nay nó đã được gia cố với khả năng chống ăn mòn cao, có thể hấp thụ bất kỳ chuyển động hay lực nào tác động lên nó, và khả năng đứt gãy hầu như rất thấp.
Móc nâng (Hook)
Bộ phận cuối cùng và cũng quan trọng không kém đó là móc treo dùng để gắn và giữ vật liệu. Móc nâng của cần trục thường được trang bị một chốt an toàn để ngăn vật liệu trượt ra khỏi móc khi vận chuyển.
Móc nâng thường làm bằng thép hoặc sắt rèn. Những chiếc móc nâng của cần cẩu hạng nặng thường được xử lý nhiệt và rèn để giúp móc nâng chắc hơn.
Lịch sử lâu đời của cần cẩu
Cần cẩu có nguồn gốc rất lâu đời, từ những năm 500 trước Công nguyên của người Hy Lạp cổ đại. Một số nhà nghiên cứu còn xác định niên đại của cần cẩu còn xa hơn mốc ở trên, khoảng 700 - 650 TCN. Dù là thời điểm nào, thì rõ ràng ý tưởng sử dụng máy để nâng, di chuyển và đặt vật liệu xây dựng đã xuất hiện từ rất sớm. Dù ngày đó là gì, rõ ràng là ý tưởng sử dụng máy để nâng, di chuyển và đặt vật liệu xây dựng đã xuất hiện sớm hơn bạn nghĩ.Không giống như nhiều nền văn minh cổ đại khác sử dụng lao động chân tay hoặc đường dốc để di chuyển thiết bị, vật liệu, việc sử dụng cơ chế đơn giản hóa công việc chính là đặc trưng về tư duy của người Hy Lạp. Họ đã sử dụng một hệ thống ròng rọc đơn giản để chuyển đổi thành sức mạnh, làm tăng khả năng nâng hạ các vật nặng.
Đến thời trung cổ, cần trục đã được điều chỉnh để giúp bốc dỡ tàu tại các bến cảng cũng như hỗ trợ xây dựng. Thời điểm này, nhiều cần cẩu được xây dựng thành tháp đá hoặc các tháp gỗ lớn.Giống như hầu hết các loại máy móc trong lịch sử, cần cẩu cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp. Sức mạnh cơ học thông qua động cơ hơi nước đã biến cần trục thành một cỗ máy nâng hạ thực thụ. Khi công nghệ tiếp tục phát triển, việc sử dụng các cánh tay thủy lực, động cơ điện và động cơ độc lập bên trong đã mang lại cho cần cẩu sức nâng đáng gờm như ngày nay.
Các loại cần trục phổ biến trong ngành xây dựng
Cần cẩu di động
Đây là một trong những loại cần cẩu cơ bản trong xây dựng. Sử dụng cần đỡ bằng thép hoặc cần đỡ dạng ống lồng, loại cần cẩu này có thể di chuyển đến gần và xung quanh địa điểm cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình. Cần cẩu di động thường được trang bị cho xe tải để tăng khả năng linh hoạt và độ vững chắc cho máy.
Tuy có độ bền thấp hơn so với cần cẩu tháp, nhưng cần trục di động vẫn đủ mạnh để di chuyển vật liệu và thiết bị trong xây dựng nói chung, hoặc sử dụng thực hiện nhiệm vụ trên các mái nhà.
Cần cẩu tháp
Đây là một dạng cần trục thăng bằng, được lắp vào mặt đất dùng để di chuyển và chở vật liệu nặng trong khoảng cách xa hơn. Cần cẩu tháp thường được sử dụng nhiều nhất khi xây dựng các tòa nhà cao tầng.
Đối với những cần cẩu tháp cao, móng bê tông của cần cẩu phải được xây dựng khoảng một tháng trước khi đưa cần cẩu lên. Điều này giúp cho nền móng có thời gian ổn định và đủ vững chắc để giữ cần trục.
Cần cẩu địa hình gồ ghề
Một loại cần cẩu cũng khá phổ biến đó là cần cẩu sử dụng trên các địa hình gồ ghề, hiểm trở. Có phần gầm giống như một chiếc xe tải hầm hố, cần cẩu địa hình gồ ghề được trang bị bốn bánh cao su khổng lồ để giúp mang cần trục đến bất cứ nơi nào. Vì đây là cần trục di động nên phần gầm xe có các chốt mở rộng theo chiều dọc và ngang tạo sự ổn định và hỗ trợ vận hành.
Điều thú vị về cần trục địa hình gồ ghề là chúng chỉ dùng một động cơ, nghĩa là động cơ để di chuyển máy cũng là động cơ để vận hành cần trục. Vì vậy mà các máy này thường khá gọn nhẹ.
Kết luận
Nếu bạn đang làm trong ngành xây dựng hoặc các ngành liên quan, chắc hẳn bạn phải đánh giá cao giá trị của chiếc cần cẩu khi mà chúng đã làm việc cùng con người trong hơn 2.500 năm để xây dựng rất nhiều công trình và thành phố, trong đó có cả những tòa nhà chọc trời nổi tiếng.Hi vọng bạn đã có được những thông tin thú vị qua bài viết này.
THAM KHẢO
CRANES: EVERYTHING YOU NEED TO KNOW
HISTORY OF CRANES
Bài viết nổi bật
Oto - Xe máy

GM Cruise có kế hoạch thử nghiệm Robotaxi không người lái ở San Francisco
Cruise, công ty do GM sở hữu với hoạt động nghiên cứu công nghệ tự lái, đang tiến hành xin giấy phép từ cơ quan quản lý của California để thử nghiệm phiên bản xe tự hành - Origin, do công ty sản xuất, trên các tuyến đường công cộng ở thành phố San Francisco.

Mercedes-Benz mở đại lý xe điện đầu tiên tại Nhật Bản
Nhà sản xuất ô tô hạng sang của Đức, Mercedes-Benz, đã mở đại lý đầu tiên dành riêng cho xe điện ở Nhật Bản, để tận dụng quá trình chuyển đổi sang xe điện đang diễn ra tại một trong những thị trường xe hơi lớn nhất thế giới.

BYD áp dụng chiến lược giá xe điện để cạnh tranh với Nissan và Tesla
Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc BYD sẽ bắt đầu bán mẫu xe điện chở khách đầu tiên của mình tại Nhật Bản vào tháng tới với mức giá 4,4 triệu yen (32.000 USD), thấp hơn so với các sản phẩm xe điện từ các đối thủ như Nissan và Tesla, đặt mục tiêu tăng tốc mở rộng thị trường trên toàn cầu.

Liên doanh GM và LG đầu tư 275 triệu USD vào nhà máy pin Tennessee
Hôm thứ sáu, General Motors Co và LG Energy Solution Ltd đã thông báo về việc đầu tư thêm 275 triệu đô la để mở rộng một nhà máy sản xuất pin cho xe điện ở Tennessee, nhằm tăng sản lượng hơn 40%.

BYD tăng tốc ở Thái Lan khi chi phí nhiên liệu thúc đẩy nhu cầu EV
Các khách hàng Thái Lan đang quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực xe điện, nhu cầu EV đang được đẩy mạnh, nhờ vào chính sách trợ giá của chính phủ và chi phí nhiên liệu cao. Với việc không có nhiều thương hiệu sẵn sàng giao xe điện vào cuối năm, nhà sản xuất ô tô Trung Quốc BYD đang chiếm được lợi thế tại đây.

Các nhà sản xuất EV Ấn Độ đua nhau giành vị trí dẫn đầu tại thị trường trong nước
Các nhà sản xuất ô tô lớn ở Ấn Độ đang tham gia vào cuộc chạy đua sản xuất xe điện để tạo ra một bước đột phá mới, với hy vọng giành được thị phần lớn nhất trong thị trường EV non trẻ của đất nước này.

ThaiBev mở rộng hoạt động kinh doanh sang sạc xe điện và nhà hàng
Thai Beverage, một trong những công ty nước giải khát lớn nhất Đông Nam Á, sẽ đẩy mạnh đầu tư vào nhà hàng và tham gia lĩnh vực trạm sạc xe điện, đặt mục tiêu đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình.

Đến lượt Nio của Trung Quốc phải tăng cường sản xuất do gián đoạn chuỗi cung ứng
Công ty khởi nghiệp xe điện thông minh (EV) Nio của Trung Quốc đã cử hàng chục nhân viên đến một số nhà cung cấp của mình để giúp tăng cường sản xuất. Đây là động thái của nhằm giảm thiểu những hạn chế trong chuỗi cung ứng trong tương lai sau khi hoạt động sản xuất của Nio bị gián đoạn lần thứ năm trong năm nay.
Vật liệu xây dựng

INSEE Việt Nam động thổ xây dựng dây chuyền 2 trạm nghiền INSEE Thị Vải
Công ty INSEE Việt Nam đã đầu tư gần 36 triệu USD xây dựng bổ sung dây chuyền 2 trạm nghiền tại nhà máy INSEE Thị Vải. Lễ động thổ dự án này đã được INSEE Việt Nam tổ chức tại Khu công nghiệp Phú Mỹ, TX.Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ngành vật liệu xây dựng đang trải qua sự sụt giảm đơn đặt hàng chưa từng thấy
Các doanh nghiệp kinh doanh vật tư xây dựng đã trải qua sự sụt giảm đáng kể về đơn đặt hàng do nhu cầu giảm.

Vật liệu mới trong lĩnh vực năng lượng xanh: MoS2
Vật liệu MoS2 có cấu trúc màng mỏng 2D có tính ứng dụng cao, phù hợp với hướng phát triển ngành năng lượng xanh đã được các nhà nghiên cứu tổng hợp thành công bằng quy trình thủy nhiệt.

Nam Định: Khởi công Nhà máy cấu kiện bê tông đúc sẵn Xuân Thiện
Sáng 14/11, Dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn thuộc Tổ hợp thép xanh Xuân Thiện đã được khởi công tại xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định. Sự kiên do Tập đoàn Xuân Thiện tổ chức.

Cục Địa chất VN: Thay thế cát sông bằng cát biển là xu hướng tất yếu
Theo ông Nguyễn Văn Nguyên, Phó Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam, toàn bộ lượng cát sông hiện có không đủ đáp ứng nhu cầu san lấp mặt bằng nên việc thay thế cát biển là khó tránh khỏi.

Nhựa và thủy tinh có thể sớm được thay thế bằng gỗ trong suốt
Theo một nghiên cứu, gỗ trong suốt có tiềm năng thay thế thủy tinh hoặc nhựa trong thiết bị y sinh, bao bì trong suốt, kính chắn gió ô tô mà vẫn lành tính với môi trường.

Một loại hồ bột làm từ gỗ in 3D có thể chuyển đổi hình dạng
Các nhà nghiên cứu Israel đã phát triển một loại keo dán làm từ gỗ, sau khi được in 3D, chúng sẽ cứng lại và có thể uốn cong thành bất kỳ hình dạng mong muốn nào.
