Việt Nam và Đài Loan chạy đua bảo vệ ngành công nghiệp điện tử trong đại dịch
Nội dung chính

Từ hình mẫu chống dịch đến làn sóng lây nhiễm mới
Đài Loan hiện là trung tâm sản xuất chip lớn nhất thế giới. Sản phẩm từ đây được dùng cho mọi thứ, từ ô tô, điện thoại, máy chủ, đến máy chơi game. Còn Việt Nam đang trở thành cường quốc sản xuất hàng điện tử, khi đóng góp một nửa sản lượng smartphone của Samsung, AirPods và một số sản phẩm khác của Apple. Đài Loan và Việt Nam đều từng được quốc tế ca ngợi là những điển hình trong cuộc chiến ngăn chặn đại dịch. Tuy nhiên, chỉ trong 13 ngày, từ 14/5 đến 27/5, Đài Loan đã ghi nhận 4.798 ca nhiễm Covid, nhiều gấp 3 lần số ca trước đó. Còn Việt Nam, kể từ 27/4 đến nay đã ghi nhận 4.596 ca nhiễm, cao hơn cả 3 đợt dịch trước cộng lại. Bắc Giang, nơi tọa lạc của nhiều khu công nghiệp, là tâm dịch đợt này với 2.424 ca dương tính, buộc một số nhà máy phải tạm thời đóng cửa. Với Đài Loan, việc duy trì hoạt động ngành công nghiệp sản xuất chip là ưu tiên hàng đầu. Bộ trưởng Bộ Kinh tế Wang Mei-hua cho biết, chính phủ sẽ nâng cao mức cảnh báo dịch bệnh và khuyến khích người dân làm việc tại nhà. Tuy nhiên, Đài Loan vẫn đảm bảo hoạt động của chuỗi cung ứng quốc tế. Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 29/5, bà Wang cho biết: “Đài Loan hiện đang cung cấp thiết bị bán dẫn, sản phẩm công nghệ thông tin và máy móc cho toàn thế giới. Vì thế, việc đảm bảo hoạt động sản xuất là tối quan trọng trong những hoàn cảnh khó khăn như thế này. Các công ty phải phản ứng nhanh nếu có công nhân dương tính với COVID-19.”Vaccine - giải pháp chống dịch lâu dài?
Một số công ty công nghệ lớn như Foxconn dự định mua vaccine từ nước ngoài và tiêm cho nhân viên 10%, sau đó quyên góp phần còn lại cho chính phủ. Kế hoạch này được đưa ra trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp như TSMC, Quanta Computer, Compal Electronics... thông báo phát hiện nhân viên dương tính với COVID-19. Tuy những trường hợp này chưa làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, nhưng số lượng ca nhiễm tăng đột biến tại Đài Loan làm dấy lên lo ngại về hoạt động của các nhà máy lớn, nhất là khi thị trường thế giới đang thiếu trầm trọng thiết bị bán dẫn và một số linh kiện quan trọng khác.
Ngọc Anh
Theo Nikkei Asia
Có thể bạn quan tâm:COVID-19 tái bùng phát tại Ấn Độ và Việt Nam, các nhà máy quốc tế có quay lại Trung Quốc?
Bài viết nổi bật
Chuỗi Cung Ứng

COVID-19 tái bùng phát tại Ấn Độ và Việt Nam, các nhà máy quốc tế có quay lại Trung Quốc?
COVID-19 tái bùng phát ở một số khu vực châu Á liệu có dẫn đến sự thay đổi vận mệnh cho Trung...
